eu

Biểu tượng đồng Euro tại Frankfurt, Đức

Cụ thể, trong tháng 7, khoản vay của các công ty phi tài chính và hộ gia đình châu Âu đã tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi ghi nhận mức tăng 3,5% trong tháng 6/2019.

Trong khi đó, khoản vay của các công ty tài chính (trừ các công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí) tăng 2,4%. Các số liệu cũng cho hay tín dụng hộ gia đình tăng 3,4% trong tháng này.

Bà Stephanie Schoenwald, thuộc hãng nghiên cứu KfW Research cho rằng, tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tiếp tục tăng là dấu hiệu cho thấy các công ty đang gặp khó khăn.

Theo bà Schoenwald, số liệu trên là một tín hiệu cảnh báo hơn là một điểm sáng. Bà Schoenwald cho rằng, để giải quyết tình trạng đơn hàng giảm và hàng tồn kho cao, các công ty đang cần thêm nguồn tài chính, trên hết là để hỗ trợ thanh khoản.

Mặc dù lãi suất chủ chốt của ECB đã ở mức thấp trong lịch sử, song Chủ tịch ngân hàng này, ông Mario Draghi vẫn phát đi tín hiệu sau cuộc họp hồi tháng 7 rằng ECB có thể tiến hành một loạt biện pháp nới lỏng tiền tệ mới và cắt giảm lãi suất hơn nữa để hỗ trợ nền kinh tế vốn đang tăng trưởng chậm lại và thúc đẩy lạm phát.

Mới đây, các số liệu kinh tế tiếp tục đánh đi tín hiệu “ảm đạm” khi Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, có nguy cơ rơi vào suy thoái trong quý III năm nay. Số liệu chính thức trong tháng này cho thấy tăng trưởng kinh tế tại Eurozone giảm xuống 0,2% trong quý II, sau khi tăng 0,4% trong quý I.

Trong khi đó, sự bất ổn xung quanh vấn đề Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu - EU) đang ngày càng tăng./.

Theo TTXVN