Năm 2023 tổng vốn đầu tư nước ngoài vào TP. Hồ Chí Minh đạt hơn 5,8 tỷ USD
Một góc trung tâm TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: S.Nam

Cũng tại thời điểm này, TP. Hồ Chí Minh có 1.202 dự án cấp phép mới, tăng 34,6% so với cùng kỳ. Trong đó, hoạt động bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy với 512 dự án, vốn đăng ký là 230,3 triệu USD, chiếm 38,5% vốn đăng ký cấp mới; kế đến hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ có 297 dự án, vốn đăng ký 139,6 triệu USD, chiếm 23,3%; hoạt động công nghiệp chế biến, chế tạo có 20 dự án, vốn đăng ký là 67,7 triệu USD, chiếm 11,3%; hoạt động xây dựng với 09 dự án, vốn đăng ký là 54,5 triệu USD, chiếm 9,1%.

Singapore là quốc gia dẫn đầu về dự án cấp phép mới với 203 dự án, vốn đăng ký đạt 172,7 triệu USD, chiếm 28,9% vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Nhật Bản với 103 dự án, vốn đăng ký 87,5 triệu USD, chiếm 14,6%; Ấn Độ với 46 dự án, vốn đăng ký đạt 62,5 triệu USD, chiếm 10,4%.

Cùng thời điểm trên TP. Hồ Chí Minh có 296 dự án điều chỉnh vốn đăng ký, tăng 54,2% so với cùng kỳ và vốn điều chỉnh đạt 964,9 triệu USD, giảm 39,7%.

Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản có 11 dự án, vốn đăng ký tăng 370,5 triệu USD chiếm 38,4% vốn đăng ký điều chỉnh; hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ có 63 dự án, vốn đăng ký tăng 199,0 triệu USD chiếm 20,6%; hoạt động thông tin và truyền thông có 53 dự án, vốn đăng ký 154,7 triệu USD, chiếm 16,0%; hoạt động bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy có 97 dự án, vốn đăng ký tăng 104,7 triệu USD, chiếm 10,9%.

Singapore là quốc gia có số vốn điều chỉnh cao nhất trong năm 2023 đạt 417,2 triệu USD, chiếm 43,2% vốn đăng ký điều chỉnh.

Cũng theo thống kê, TP.Hồ Chí Minh có 2.314 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp với hơn 4,2 tỷ USD, tăng 146,7% về vốn so với cùng kỳ. Trong đó, hoạt kinh doanh bất động sản có số vốn góp đạt 2.273,3 triệu USD, chiếm 53,0% tổng vốn góp; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đạt 680,5 triệu USD, chiếm 15,9%; hoạt động bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy đạt 538,0 triệu USD, chiếm 15,5%. Singapore và Nhật Bản cũng là hai quốc gia có tỷ trọng vốn góp cao nhất lần lượt chiếm 36,0% và 26,4%.