Khởi động gói thầu “Cung ứng dịch vụ tư vấn công tác quán lý, khai thác Cảng hàng không Long Thành SAF - Xu thế tất yếu và kì vọng về tương lai phát triển bền vững của ngành hàng không

Số liệu từ Cục Hàng không Việt Nam cho thấy trong 9 tháng của năm 2024, sản lượng hành khách đạt hơn 91,4 triệu khách, đạt 80,2% kế hoạch năm, giảm 4,5% so với cùng kỳ 2023. Trong đó, khách quốc tế đạt 30,4 triệu khách, tăng mạnh mẽ 30,2% cùng kỳ, gần như phục hồi hoàn toàn khi so sánh với trước đại dịch.

Với thị trường khách nội địa, tiếp đà sụt giảm từ đầu năm do giá vé máy bay neo cao và các hãng hàng không đại tu số lượng tàu bay A321, vốn là đội tàu bay chủ lực của các hãng khiến lượng khách trong nước giảm 19,4% so với cùng kỳ 2023.

Nhiều hãng hàng không “cán đích” lợi nhuận từ sớm
Doanh thu thuần của các hãng sau 9 tháng đạt trên 16.800 tỷ đồng. Ảnh: TL.

Lãi kỷ lục nhưng bị tỷ giá ăn mòn

Dù lượng khách nội địa tăng trưởng không đạt kỳ vọng song nhờ lượng hành khách quốc tế duy trì đà tăng trưởng dương hai con số, kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2024 của “ông lớn” quản lý, vận hành 21/22 cảng hàng không tại Việt Nam vẫn tích cực. Theo đó, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) ghi nhận doanh thu thuần sau 9 tháng đạt trên 16.800 tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2023 và hoàn thành 83% kế hoạch đề ra.

Lợi nhuận sau thuế 9 tháng 2024 ở mức kỷ lục, đạt gần 8.500 tỷ đồng, tăng 21% cùng kỳ và cao hơn lợi nhuận gặt hái cả năm 2023. Ghi nhận mức lãi lớn, ACV hoàn thành trên 90% kế hoạch năm 2024, với biên lợi nhuận gộp ấn tượng lên đến 63,6% chứng tỏ khả năng sinh lời của doanh nghiệp rất tốt.

Tính riêng quý 3/2024, dù doanh thu thuần của ACV vẫn tăng 8% so với cùng kỳ song lợi nhuận sụt giảm 15,7%, chỉ đạt 2.329 tỷ đồng, chủ yếu do doanh nghiệp này gánh thêm khoản lỗ chênh lệch tỷ giá đến 771 tỷ đồng do tỷ giá JPY/VND tăng 8% ảnh hưởng đến khoản nợ vay bằng đồng Yên của ACV.

Số liệu của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy hiện các hãng bay trong nước chia nhau "miếng bánh" thị phần vận chuyển khách quốc tế gần 44%, còn lại thuộc về các hãng hàng không ngoại. Trong đó, Vietnam Airlines vận chuyển hơn 5,4 triệu khách quốc tế, tương ứng 41% thị phần; Vietjet chuyên chở 7,4 triệu khách, chiếm tỷ trọng 56%; còn lại 3% thị phần chia cho các hãng như: Bamboo Airways và Vietravel Airlines.

Theo thường lệ, quý 4 hàng năm thường là mùa cao điểm cho hành khách quốc tế, đóng góp khoảng 30% vào tổng số lượt hành khách cả năm. Giới phân tích kỳ vọng cùng với hàng loạt hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch ở nhiều thị trường trọng điểm, lưu lượng khách hàng quốc tế là động lực tăng trưởng chính cho ACV.

Về triển vọng dài hạn, khi khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động sẽ hỗ trợ cho Việt Nam kết nối thêm quốc gia khác trên thế giới, tăng tần suất của các chuyến bay quốc tế tăng cao, đây là nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ cho “ông lớn” quản lý cảng hàng không.

Lợi nhuận tăng vọt

Nhờ sự tăng trưởng khả quan của thị trường quốc tế và rầm rộ mở thêm các đường bay mới, các doanh nghiệp vận tải hàng không cũng ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Nhiều hãng hàng không “cán đích” lợi nhuận từ sớm

Với thị trường khách nội địa, Vietnam Airlines Group (gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) dẫn đầu với thị phần 46,9%; Vietjet là 43,3%; các hãng còn lại Bamboo Airways, Vietravel Airlines đảm nhận lần lượt: 6,8% và 3%.

Dẫn đầu về thị phần khách quốc tế, trong quý 3/2024, Vietjet vận chuyển gần 6,5 triệu hành khách; trong đó có hơn 2,54 triệu khách quốc tế, tăng 9,1% so với cùng kỳ. Vietjet khai trương đường bay thẳng đến Ấn Độ, tăng tần suất bay thẳng đến Australia và nhiều điểm đến khác trong khu vực.

Lũy kế 9 tháng năm 2024, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hợp nhất của Vietjet đạt 52.194 tỷ đồng, gặt hái hơn 1.405 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng lần lượt 19% và 564% so với cùng kỳ năm 2023. Như vậy, chỉ sau 9 tháng, hãng hàng không giá rẻ đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận hợp nhất (1.081 tỷ đồng), nhờ vào việc mở rộng mạng đường bay và phát triển mạng bay quốc tế, đa dạng trong các sản phẩm và dịch vụ phụ trợ, cùng với đà giảm của nhiên liệu bay 15-19% so với cùng kỳ năm 2023.

Cũng trong 9 tháng của năm 2024, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) ghi nhận doanh thu quốc tế tăng 11,3%. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp hợp nhất quý 3/2024 của Vietnam Airlines đạt 862 tỷ đồng, đảo chiều ngoạn mục so với số lỗ quý 3/2023 (âm 2.203 tỷ đồng) do công ty mẹ và các công ty con kinh doanh có lãi so với cùng kỳ năm trước.

Tận dụng sự phục hồi của thị trường vận tải cùng nỗ lực triển khai hàng loạt các giải pháp ngắn hạn và dài hạn như điều hành linh hoạt cung ứng tải vận chuyển, cắt giảm tối đa chi phí, đàm phán giảm giá dịch vụ... Tổng công ty tiếp tục ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh có lãi trong quý 3/2024.

Luỹ kế 9 tháng, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp hợp nhất và công ty mẹ Vietnam Airlines đạt lần lượt 6.263,7 tỷ đồng và 1.870,9 tỷ đồng, vượt mục tiêu đề ra đầu năm từ sớm (lợi nhuận hợp nhất: 4.233 tỷ đồng; lợi nhuận công ty mẹ: 105 tỷ đồng).

Nhiều hãng hàng không “cán đích” lợi nhuận từ sớm

Tổng công ty cũng hoàn thành đề án tổng thể các giải pháp tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 để sớm phục hồi và phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025 và báo cáo các cấp có thẩm quyền. Theo đề án, trong năm 2024-2025 Tổng công ty sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để khắc phục tình trạng âm vốn chủ sở hữu hợp nhất.

Như vậy, trong 9 tháng 2024, biên lợi nhuận gộp của Vietnam Airlines cải thiện đáng kể, lên mức 11,9% so với mức 6,06% trong cùng kỳ năm trước; biên lợi nhuận hoạt động của Vietjet tăng từ 6,9% lên 11,4%. Cùng với đó, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Vietnam Airlines cải thiện mạnh mẽ, đạt 6.300 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2024 so với mức 367 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2023./.