Báo cáo của PwC nêu ra những yếu tố chính mà lãnh đạo doanh nghiệp cần cân nhắc để thích ứng trong môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng. Một trong số đó chính là sự gián đoạn chuỗi cung ứng.

Các doanh nghiệp toàn cầu đang chạy đua nhằm tái cân bằng chuỗi cung ứng của mình và tìm kiếm nhà cung cấp, địa điểm và nhân tài mới. Ngoài việc tập trung vào khả năng phục hồi và lợi nhuận ngắn hạn, các lãnh đạo cần hành động nhiều hơn và doanh nghiệp cần chuyển đổi để trụ vững.

PwC: Thời điểm
PwC: Thời điểm "vàng" chuyển giao từ phục hồi sang tăng trưởng chuỗi cung ứng. Ảnh: T.L
Xung đột Israel - Hamas gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng tới Việt Nam

Báo cáo nhấn mạnh ba câu hỏi cơ bản doanh nghiệp cần xem xét khi tái định vị chuỗi cung ứng của mình để tăng trưởng: định vị sức cạnh tranh khi thực hiện chuyển đổi chuỗi cung ứng; ứng dụng các công nghệ thế hệ mới; thực hành môi trường, xã hội và quản trị (ESG) để kiến tạo giá trị thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp.

Báo cáo cũng xem xét những thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt khi tìm cách di dời chuỗi cung ứng do tình hình địa chính trị bất ổn. Các doanh nghiệp có mục tiêu trải đều hoạt động hơn trên toàn khu vực có thể gặp khó khăn trong việc tìm được một địa điểm thay thế Trung Quốc.

Không chỉ tại Việt Nam, Mỹ và châu Âu cũng đang vật lộn để tìm kiếm các ‘siêu địa điểm’ sau quá trình chuyển về nước nhà sản xuất (reshoring), tạo ra làn sóng bùng nổ về bất động sản công nghiệp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ phải cân bằng giữa các rủi ro chính trị, lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng và quy định pháp lý khi cân nhắc di dời đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương hoặc Châu Mỹ Latinh.

Điều này cũng trùng khớp với phân tích gần đây của PwC, cho thấy 65% ​​công ty được khảo sát xem chi phí và nguồn lao động là mối quan tâm hàng đầu khi di dời chuỗi cung ứng./.