Tiếp nối tâm lý tích cực, thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua (27/3 - 31/3) tiếp tục có thêm một tuần tăng điểm. Chỉ số VN-Index tuần qua đã chứng kiến một tuần tăng điểm khá ấn tượng với 5 phiên tăng điểm liên tiếp.

Thị trường chứng khoán: Chờ dòng tiền xác nhận, VN-Index có cơ hội tiệm cận ngưỡng 1.100 điểm

Kết tuần, chỉ số VN-Index tăng 1,7% so với tuần trước lên mức 1.064,64 điểm. Cùng lúc đó, chỉ số HNX-Indexvà UPCoM-Index cũng đồng thời tăng lần lượt lên mức 207,5 điểm, tăng +0,9% so với tuần trước và 76,8 điểm, tăng +0,8% so với tuần trước.

Thị trường chứng khoán: Chờ dòng tiền xác nhận, VN-Index có cơ hội tiệm cận ngưỡng 1.100 điểm

Thanh khoản toàn thị trường tuần qua tăng 18,4% lên 11.735 tỷ đồng/phiên, trong đó thanh khoản khớp lệnh cũng vọt tăng 24,9%, đạt 10.297 tỷ đồng/phiên. Đây cũng là tuần có mức thanh khoản cao nhất 5 tuần vừa qua. Thanh khoản toàn thị trường tháng 3 chỉ đạt 10.511 tỷ đồng/phiên, thấp nhất trong 3 tháng, giảm 13,3% so với tháng 1 và thấp hơn 9,7% so với tháng 2. Bình quân từ đầu năm đến nay, thanh khoản thị trường đạt 11.425 tỷ đồng/phiên, giảm 44,44% so với mức bình quân của năm ngoái.

Thị trường chứng khoán: Chờ dòng tiền xác nhận, VN-Index có cơ hội tiệm cận ngưỡng 1.100 điểm

Tuần qua, chỉ số VN-Index tăng điểm vững chắc nhờ sự đồng thuận của hai ngành trụ là ngân hàng và bất động sản. Tiếp nối đà tăng từ tuần trước, ngành bất động sản tiếp tục đón nhận một tuần giao dịch tích cực với sự dẫn dắt bởi VHM (+5,1%), NVL (+6,7%), NLG (+7,6%) và KDH (+3,8%).

Hầu hết các cổ phiếu nhóm ngân hàng cũng tham gia đóng góp vào đà tăng điểm, bao gồm VCB (+2,7%), CTG (+2,5%), BID (+1,4%) và HDB (+6,7%). Ngược lại, trên bối cảnh thu nhập cá nhân đang có xu hướng giảm cũng như kì vọng nhu cầu tiêu dùng suy yếu do một số công ty cho vay tiêu dùng bị điều tra, ngành bán lẻ tiếp tục chứng kiến đà sụt giảm với các cổ phiếu đại diện như FRT (-6,2%), DGW (-13,3%) và PNJ (-1,6%).

Thị trường chứng khoán: Chờ dòng tiền xác nhận, VN-Index có cơ hội tiệm cận ngưỡng 1.100 điểm

Khối ngoại bán ròng nhẹ gần 140 tỷ đồng trên toàn thị trường trong tuần cuối tháng 3 sau chuỗi mua ròng 3 tuần liên tiếp. Trong đó, khối ngoại bán ròng 146 tỷ đồng trên sàn HOSE; bán ròng 1 tỷ đồng trên HNX; nhưng lại mua ròng 13 tỷ đồng trên sàn UPCoM.

Thị trường chứng khoán: Chờ dòng tiền xác nhận, VN-Index có cơ hội tiệm cận ngưỡng 1.100 điểm

Tuy vậy, lũy kế từ đầu năm khối ngoại vẫn mua ròng 6.957 tỷ đồng. Trong đó, dòng vốn qua các kênh ETF tuần vừa qua mua ròng 19,32 triệu USD (khoảng 450 tỷ đồng), lũy kế từ đầu năm các quỹ ETF đã giải ngân 206 triệu USD (khoảng 4.834 tỷ đồng).

Thị trường chứng khoán: Chờ dòng tiền xác nhận, VN-Index có cơ hội tiệm cận ngưỡng 1.100 điểm
Diễn biến dòng vốn ETF. Nguồn: Bloomberg.

Thị trường chứng khoán tuần tới (3/4 -7/4) đang được kỳ vọng nối tiếp đà phục hồi nhờ niềm tin của nhà đầu tư dành cho sự chuyển động của chính sách hỗ trợ kinh tế từ trong nước. Như tuần qua, mặc dù GPD quý I/2023 không được như kỳ vọng song thị trường vẫn duy trì đà tăng. Nhà đầu tư kỳ vọng rằng Chính phủ sẽ ban hành thêm những chính sách nhằm kích cầu nền kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng như giảm lãi suất điều hành, triển khai các gói vay tín dụng ưu đãi, đẩy mạnh đầu tư công.

Chỉ sau 2 tuần kể từ đợt giảm một số lãi suất điều hành từ ngày 15/3, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh thêm nhiều loại lãi suất khác. Đây sẽ là thông tin tích cực đối với thị trường chứng khoán và nhà đầu tư đang chờ dòng tiền xác nhận.

Theo các chuyên gia của MBS, mặc dù đang có chuỗi tăng dài nhất trong năm (9 phiên liên tiếp), tương đương chuỗi tăng hồi tháng 8/2021, tuy nhiên quán tính tăng vẫn chậm so với các thị trường trên thế giới. Chỉ số VN-Index vẫn nằm dưới ngưỡng đường trung bình động 20 ngày (MA200) hơn 3,8%. Các số liệu vĩ mô quý I, từ GDP chỉ tăng 3,32% so với cùng kỳ; tín dụng toàn nền kinh tế tăng 2,06%; tăng 11,17% so với cùng kỳ năm 2022; cho đến loạt chỉ số khác như xuất khẩu giảm, sản xuất công nghiệp (IIP) suy giảm... dẫn đến bức tranh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp quý I vừa qua sẽ khó khăn.

Để hỗ trợ nền kinh tế, chỉ sau 2 tuần kể từ đợt giảm một số lãi suất điều hành từ ngày 15/3, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều chỉnh thêm nhiều loại lãi suất khác. Đây sẽ là thông tin tích cực đối với thị trường chứng khoán và nhà đầu tư đang chờ dòng tiền xác nhận. Thực tế, một số nhóm cổ phiếu vốn nhạy cảm với lãi suất như: chứng khoán, bất động sản… đã tăng liền 4 tuần liên tiếp.

Do vậy, “chỉ số VN-Index đang có cơ hội để tiệm cận ngưỡng kỹ thuật MA200 ở khu vực 1.100 điểm, áp lực bán ngắn hạn khi các báo cáo kết quả kinh doanh sắp được công bố có thể tạo ra những nhịp rung lắc ở các ngưỡng cản gần: 1.070 điểm, 1.089 điểm, 1.096 điểm …” - chuyên gia của MBS dự báo.

Thị trường chứng khoán: Chờ dòng tiền xác nhận, VN-Index có cơ hội tiệm cận ngưỡng 1.100 điểm
Biểu đồ phân tích kỹ thuật VN-Index. Nguồn: MBS.

Theo các chuyên gia của VNDIRECT, trong ngắn hạn, chỉ số VN-Index đang tiếp cận vùng kháng cự 1.060 - 1.080 điểm. Do đó, nhà đầu tư ngắn hạn nên có sự thận trọng nhất định và dừng lại quan sát diễn biến thị trường tại vùng này. Đồng thời, nhà đầu tư ngắn hạn nên duy trì tỷ trọng danh mục cổ phiếu ở mức vừa phải, duy trì trạng thái tiền mặt để có thể mua vào trong những nhịp điều chỉnh và hạn chế sử dụng đòn bẩy margin.

“Đối với nhà đầu tư dài hạn, có thể xem xét các phiên điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu. Theo thống kê lịch sử, thị trường chứng khoán thường có diễn biến tích cực trong giai đoạn chính sách tiền tệ được nới lỏng. Tuy nhiên, lưu ý rằng điều này tính bằng quý, bằng năm chứ không có nghĩa là thị trường chứng khoán sẽ tăng mạnh ngay lập tức trong tuần tới, tháng tới bởi vì chính sách tiền tệ, lãi suất cần có thời gian thẩm thấu và phản ánh vào nền kinh tế cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp” - chuyên gia của VNDIRECT khuyến nghị và lưu ý.

Xu hướng tăng của thị trường chứng khoán toàn cầu có thể còn tiếp diễn trong khi nhà đầu tư chờ đợt Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) “xoay trục”. Theo thống kê, khi chỉ số S&P 500 chốt quý I không thấp hơn đáy tháng 12 và tăng trên 7%, phần còn lại của năm sẽ tăng bình quân 11% và thị trường kết thúc năm ở mức tăng 18% - 23%. Hiện các thị trường lớn trên thế giới đã lấy lại ngưỡng MA200, củng cố cho xu hướng tăng trung và dài hạn.