Với 2 phiên giảm mạnh đầu tuần và 3 phiên đi ngang sau đó, thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua một tuần giao dịch khá thận trọng. Thị trường có lúc lùi khá sâu khi chỉ số VN-Index tiệm cận mốc tâm lý 1.000 điểm vào phiên ngày 21/12.

Chỉ số VN-Index đóng cửa phiên cuối tuần tại 1.020,34 điểm, giảm -32,14 điểm (-3,05%) so với tuần trước. Đây cũng là tuần mất điểm nhiều nhất của thị trường từ giữa tháng 11. Các chỉ số vốn hóa thành phần cũng đi xuống mạnh, chỉ số VN30 giảm -2,8%; hai chỉ số VNMidcap và VNSmallcap giảm lần lượt -4,6% và -5,2%.

Thị trường chứng khoán: Dòng tiền đang thận trọng

Tâm lý dè dặt thể hiện rõ nét qua việc chỉ một số ít nhóm ngành mang tính phòng thủ giữ được nền giá ổn định như Y tế (+0,3%), Công nghệ thông tin (-0,5%), Năng lượng (+0,01%), Hàng tiêu dùng thiết yếu (-1,9%), Tiện tích (-2,3%). Trong khi đó, phần còn lại của thị trường gần như điều chỉnh khá lần lượt ở các nhóm Nguyên vật liệu (-8,2%), Công nghiệp (-6,5%), Bất động sản (-4,6%), Tài chính (-2,5%). Riêng nhóm Bất động sản đã có tuần giảm điểm thứ 4 liên tiếp.

Thị trường chứng khoán: Dòng tiền đang thận trọng
Khối nhà đầu tư cá nhân trong nước là khối duy nhất bán ròng, với giá trị -3,1 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, khối tự doanh quay lại mua ròng +1,1 nghìn tỷ đồng và khối tổ chức nước ngoài vẫn duy trì mua ròng với giá trị +1,2 nghìn tỷ đồng.

Với cổ phiếu riêng lẻ, các mã VIC -5,65%, HPG -10%, GAS -4,6%, NVL -17%, GVR -9,8%, TCB -5,32%, HVN -10,26%, SSI -10,7% đã tạo áp lực chính trên thị trường trong tuần qua. Ở chiều ngược lại, một số mã vốn hóa lớn hiếm hoi ghi nhận được mức tăng nhẹ như VHM +1%, MSN +1,6%, STB +3%, PGV +5,59% và SSB +1,76%.

Giá trị giao dịch bình quân một phiên trên HOSE trong tuần qua đạt 11,9 nghìn tỷ đồng qua kênh khớp lệnh, xấp xỉ tuần liền trước. Thanh khoản lên mức cao trong 2 phiên giảm mạnh đầu tuần (khoảng 14,5 nghìn tỷ đồng/phiên) và xu hướng thu hẹp về mức thấp ở 2 phiên cuối tuần (khoảng 7,5 nghìn tỷ đồng/phiên) trong bối cảnh điểm số đi ngang.

Thị trường chứng khoán: Dòng tiền đang thận trọng

Dẫn đầu giao dịch trên toàn thị trường là các mã EIB (6,7 nghìn tỷ đồng), HPG (3,3 nghìn tỷ đồng), VPB (2,8 nghìn tỷ đồng), STB (2,7 nghìn tỷ đồng) và VND (+2,5 nghìn tỷ đồng).

Thị trường chứng khoán: Dòng tiền đang thận trọng

Nhóm Bất động sản và nhóm Ngân hàng có giá trị giao dịch thu hẹp tương ứng 19,4% và 10,5%; trong khi nhóm Chứng khoán giảm nhẹ 7,5%. Nhóm Nguyên vật liệu được giao dịch sôi động hơn khi giá điều chỉnh, giá trị giao dịch ở nhóm này tăng 11%. Một số ngành vốn hóa nhỏ khác đã thu hút được dòng tiền trong tuần qua như Đá xây dựng, Mía đường, Xi măng và Dược phẩm.

Thị trường chứng khoán: Dòng tiền đang thận trọng
Với các chính sách của Chính phủ nghiêng về hướng hỗ trợ thị trường chứng khoán, dù câu chuyện không mới, nhưng cũng có thể kỳ vọng sẽ giúp thị trường có sự phân hóa và lấy lại cân bằng sau các nhịp giảm sâu.

Khối nhà đầu tư cá nhân trong nước là khối duy nhất bán ròng, với giá trị -3,1 nghìn tỷ đồng, tăng nhẹ so với mức -2,1 nghìn tỷ đồng ở tuần liền trước. Khối tự doanh quay lại mua ròng +1,1 nghìn tỷ đồng, tập trung hoàn toàn ở EIB với giá trị +1,2 nghìn tỷ đồng.

Khối tổ chức nước ngoài vẫn duy trì mua ròng với giá trị +1,2 nghìn tỷ đồng, sụt so với mức +1,8 nghìn tỷ đồng của tuần trước. Các mã được khối ngoại mua ròng nhiều nhất là VPD +784 tỷ đồng chủ yếu qua kênh thỏa thuận, theo sau là HPG +306 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng mạnh nhất ở EIB -1,6 nghìn tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán: Dòng tiền đang thận trọng

Dòng tiền vào ròng ở các quỹ ETF tiếp tục thu hẹp về còn chỉ +542 tỷ đồng, chủ yếu nhờ 2 quỹ ETF ngoại là Vaneck +172 tỷ đồng và Fubon +280 tỷ đồng. Dòng tiền vào các quỹ ETF còn lại khá mờ nhạt.

Thị trường chứng khoán: Dòng tiền đang thận trọng

Diễn biến trong tuần qua khá sát với dự đoán chúng tôi đã đưa ra. Xu hướng mua ròng của khối ngoại đang cho thấy tín hiệu yếu đi rõ nét hơn, một trong các nguyên nhân có thể là do thị trường đang trong giai đoạn cận kề các kỳ nghỉ lễ lớn. Phần lớn các nhà đầu tư trên thị trường vẫn đang ưu tiên bảo toàn lợi nhuận và quản trị rủi ro khi tiến về những phiên giao dịch cuối năm.

Song song đó, mùa cao điểm kết quả kinh doanh quý IV cũng đến rất gần với triển vọng được dự đoán không mấy tích cực. Tuy nhiên, với các chính sách của Chính phủ nghiêng về hướng hỗ trợ thị trường chứng khoán, dù câu chuyện không mới, nhưng cũng có thể kỳ vọng sẽ giúp thị trường có sự phân hóa và lấy lại cân bằng sau các nhịp giảm sâu.

Ở góc độ kỹ thuật, xu hướng ngắn hạn của chỉ số VN-Index đã chuyển sang giảm sau tuần giao dịch vừa qua. Các vùng hỗ trợ gần cho chỉ số lần lượt là các mốc 1.013 điểm và 1.000 điểm./.