Thị trường chứng khoán trong nước đã trải qua một tuần (8/5 - 12/5) với diễn biến tích cực nhờ tâm lý của nhà đầu tư cải thiện và dòng tiền đang có dấu hiệu trở lại.

Chỉ số VN-Index trong tuần có 4/5 phiên tăng điểm. Lực cầu gia tăng đã giúp VN-Index tăng mạnh +26,59 điểm tăng, tương đương +2,56% lên mức 1.066,9 điểm - đây là mức tăng mạnh nhất trong 9 tuần gần đây.

Tâm lý tích cực lan tỏa giúp các chỉ số trên sàn Hà Nội cũng tăng tốt. Đóng cửa phiên cuối tuần, chỉ số HNX-Index tăng lên mức 215,1 điểm, tăng +3,5% so với tuần trước và UPCoM-Index tăng lên mức 80,05 điểm, tăng +3,2% so với tuần trước.

Thị trường chứng khoán: Một tuần tích cực cả điểm số và thanh khoản, cơ hội tăng vẫn còn
Thanh khoản thị trường tuần qua tăng mạnh với giá trị giao dịch bình quân trên 3 sàn tăng 14,1% so với tuần trước, lên mức 13.128 tỷ đồng/phiên. Đây là mức thanh khoản cao nhất 4 tuần vừa qua, dòng tiền chủ yếu hoạt động mạnh ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, đặc biệt là dòng tiền đầu cơ.

Lực cầu gia tăng đã giúp nhiều nhóm ngành tăng điểm trong tuần qua, tiêu biểu như ngành ngân hàng, bất động sản và chứng khoán.

Trong đó, nhóm ngân hàng có mức đóng góp lớn nhất cho đà tăng điểm của thị trường trong tuần qua, được dẫn dắt bởi VCB (+3,3%), BID (+3,6%), CTG (+2,0%) và ACB (+1,4%). Ngành bất động sản tiếp tục chứng kiến đà hồi phục nhờ việc một số dự án bất động sản được gỡ vướng pháp lý, trong đó VHM (+4,5%), DIG (+8,4%) và DXG (+11,0%) dẫn đầu đà tăng điểm.

Đặc biệt, trong bối cảnh chính sách tiền tệ đảo chiều, nhóm cổ phiếu đầu chu kỳ thu hút dòng tiền như thép và chứng khoán, gồm các đại diện như: HPG (+4,2%), HSG (+4,8%), NKG (+6,2%), VND (+7,5%), VIX (+13,8%), HCM (+4,4%) và SSI (+8,4%).

Thị trường chứng khoán: Một tuần tích cực cả điểm số và thanh khoản, cơ hội tăng vẫn còn

Không chỉ có điểm số, tuần qua, thanh khoản tăng mạnh với giá trị giao dịch bình quân trên 3 sàn tăng 14,1% so với tuần trước, lên mức 13.128 tỷ đồng/phiên.

Như vậy, thanh khoản toàn thị trường cũng tăng trở lại và cao nhất 4 tuần vừa qua, dòng tiền chủ yếu hoạt động mạnh ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, đặc biệt là dòng tiền đầu cơ. Tính từ đầu tháng đến thời điểm hiện tại của tháng 5, thanh khoản đang đạt mức cao thứ 2 kể từ đầu năm, chỉ thấp hơn so với mức đỉnh thanh khoản ở tháng 4 là +4,8%.

Thị trường chứng khoán: Một tuần tích cực cả điểm số và thanh khoản, cơ hội tăng vẫn còn

Dòng tiền lan tỏa khắp các nhóm ngành trong tuần vừa qua nhờ dòng tiền nội trở lại mạnh mẽ, đặc biệt là dòng tiền đầu cơ. Dòng tiền tập trung chủ yếu ở nhóm cổ phiếu midcap và smallcap, trong khi nhóm midcap vượt đỉnh tháng 4 thì nhóm smallcap thậm chí đang ở mức cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái.

Trái ngược với sự trở lại của dòng tiền nội, khối ngoại đã bán ròng sang tuần thứ 7 liên tiếp và dòng vốn qua kênh ETF đang bị rút ròng.

Theo đó, khối ngoại bán ròng 166 tỷ đồng trên toàn thị trường tuần qua, nối dài chuỗi bán ròng sang tuần thứ 7 liên tiếp. Trong đó, khối ngoại giảm bán ròng trên sàn HOSE với giá trị bán ròng đạt 145 tỷ đồng; bán ròng trên HNX là 4 tỷ đồng và bán ròng trên UPCoM là 18 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm, khối ngoại vẫn mua ròng 4.833 tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán: Một tuần tích cực cả điểm số và thanh khoản, cơ hội tăng vẫn còn
Thị trường chứng khoán: Một tuần tích cực cả điểm số và thanh khoản, cơ hội tăng vẫn còn

Các quỹ ETF cũng bị rút ròng 10 triệu USD ở tuần vừa qua, đây là tuần rút ròng thứ 6 liên tiếp, lũy kế từ đầu năm các quỹ ETF đã giải ngân 165,68 triệu USD (~ 3.860 tỷ đồng). Theo thống kê, dòng vốn quốc tế đang rút ròng ở các thị trường như: Việt Nam, Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia… trong khi vào ròng ở các thị trường như: Nhật Bản, Ấn Độ…

Thị trường chứng khoán: Một tuần tích cực cả điểm số và thanh khoản, cơ hội tăng vẫn còn

Thị trường chứng khoán tuần tới (15/5 - 19/5) được dự báo sẽ vẫn duy trì xu hướng tích cực nhờ dòng tiền có thể cải thiện và sự hỗ trợ được duy trì từ các thông tin vĩ mô gần đây.

Nếu như trên thế giới, nhiều dự đoán cho thấy, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ dừng tăng lãi suất trong cuộc họp vào tháng 6 tới. Trong khi đó, ở trong nước, Ngân hàng Nhà nước cũng đã cho biết về việc đang xem xét khả năng giảm tiếp lãi suất điều hành trong thời gian tới để hỗ trợ kinh tế phục hồi.

Cùng với đó, các chính sách hỗ trợ về tài khóa dự kiến cũng sẽ được trình và được phê chuẩn trong kỳ họp Quốc hội tới cũng là yếu tố sẽ hỗ trợ thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán: Một tuần tích cực cả điểm số và thanh khoản, cơ hội tăng vẫn còn
Với những tín hiệu tích cực về chính sách vĩ mô và thanh khoản, kỳ vọng xu hướng tăng điểm ngắn hạn của thị trường đã được xác lập. Do đó, nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trọng cổ phiếu nếu VN-Index kiểm định lại vùng quanh 1.050 - 1.055 điểm, ưu tiên những nhóm ngành có thông tin hỗ trợ và đang có sức mạnh giá trội hơn so với mặt bằng chung như ngân hàng, chứng khoán, đầu tư công và năng lượng.

Theo các chuyên gia của MBS, về kỹ thuật, chỉ số VN-Index đã lần lượt lấy lại các ngưỡng hỗ trợ quan trọng trong ngắn và trung hạn là các đường trung bình động 20, 50 và 100 ngày (MA20, MA50, MA100).

Bên cạnh đó, chỉ số này cũng đang nằm trong kênh tăng giá kể từ tháng 11 năm ngoái và đang có nhiều cơ hội để về lại đỉnh tháng 4 vừa qua. Dòng tiền hoạt động mạnh ở nhóm cổ phiếu midcap và smallcap đã kéo cả 2 nhóm cổ phiếu này lần lượt vượt đỉnh tháng 4 đối với nhóm midcap, thậm chí nhóm smallcap đang ở mức cao nhất kể từ tháng 11.

“Với tín hiệu từ việc Ngân hàng Nhà nước có thể giảm lãi suất điều hành, nhóm VN30 cũng như nhóm cổ phiếu bluechips đang bị bỏ lại ở phía sau sẽ có dư địa để theo chân nhóm midcap và smallcap, qua đó kéo chỉ số VN-Index về đỉnh tháng 4. Các nhóm cổ phiếu nhạy cảm với lãi suất như: chứng khoán, bất động sản, ngân hàng… sẽ được hưởng lợi với kỳ vọng trên” - chuyên gia của MBS nhận định.

Còn theo các chuyên gia của VNDIRECT, với những tín hiệu tích cực về chính sách vĩ mô và thanh khoản, kỳ vọng xu hướng tăng điểm ngắn hạn của thị trường đã được xác lập. Do đó, nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trọng cổ phiếu nếu chỉ số VN-Index kiểm định lại vùng quanh 1.050 - 1.055 điểm (tương đương vùng hội tụ của 3 đường MA20, MA50 và MA100), ưu tiên những nhóm ngành có thông tin hỗ trợ và đang có sức mạnh giá trội hơn so với mặt bằng chung như ngân hàng, chứng khoán, đầu tư công (xây dựng hạ tầng, vật liệu xây dựng) và năng lượng (điện, dầu khí).

Ngược lại, “kháng cự mạnh của VN-Index là vùng 1.080 - 1.110 điểm. Nhà đầu tư lưu ý không nên mua đuổi giá cao nếu chỉ số VN-Index tiến sát đến vùng kháng cự này” - Chuyên gia của VNDIRECT khuyến nghị./.