Trung Quốc yêu cầu các ngân hàng lớn cắt giảm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng

Các siêu ngân hàng của Trung Quốc được kêu gọi cắt giảm lãi suất tiền gửi để vực dậy nền kinh tế. Ảnh: Reuters

Ngân hàng có thể giảm lãi suất ngay trong tuần này

Các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước bao gồm Bank of China Ltd., Industrial & Commercial Bank of China Ltd. (ICBC) và Bank of Communications Co. tuần trước đã được khuyên nên cắt giảm lãi suất đối với một loạt sản phẩm, bao gồm tiền gửi không kỳ hạn với ít nhất 5 điểm cơ bản; tiền gửi có kỳ hạn 3 năm và 5 năm với ít nhất 10 điểm cơ bản. Nguồn tin cho biết yêu cầu này đã được truyền đạt thông qua cơ chế kỷ luật lãi suất của ngân hàng trung ương.

Các ngân hàng đang đánh giá yêu cầu và có thể điều chỉnh lãi suất sớm nhất là trong tuần này, tuy nhiên động thái này là không bắt buộc. Những ngân hàng lớn hiện đưa ra mức lãi suất hàng năm là 0,25% với tiền gửi không kỳ hạn; 2,6% và 2,65% tương ứng đối với tiền gửi có kỳ hạn 3 năm và 5 năm.

Trong một diễn biến liên quan, nhằm củng cố sức mạnh của đồng nhân dân tệ, một cơ quan tự quản lý do ngân hàng trung ương Trung Quốc giám sát đã yêu cầu các ngân hàng quốc doanh lớn hạ lãi suất tiền gửi bằng đô la.

Điều này có thể khuyến khích các công ty Trung Quốc, đặc biệt là các nhà xuất khẩu, thanh toán các khoản thu ngoại tệ bằng đồng nhân dân tệ, vốn đã suy yếu xuống mức thấp nhất trong 6 tháng so với đồng đô la. Đồng tiền Mỹ tăng giá và việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất đã thúc đẩy nhiều công ty Trung Quốc tích trữ các khoản thu bằng đô la.

Lãi suất do các ngân hàng Trung Quốc đưa ra đối với khoản tiền gửi bằng đô la từ 50.000 USD trở lên hiện sẽ được giới hạn ở mức 4,3%. Sự thay đổi này có hiệu lực từ ngày 6/6, đồng thời bổ sung thêm mức lãi suất mới mà các ngân hàng lớn có thể đưa ra sẽ giảm tới 100 điểm cơ bản so với mức trần 5,3% trước đó.

Trong các đợt giảm giá trước đó, PBOC đã gửi thông điệp chống lại việc đặt cược một chiều vào đồng nhân dân tệ, đồng thời sử dụng “yếu tố ngược chu kỳ” để định giá tỷ lệ hướng dẫn hàng ngày của đồng nhân dân tệ nhằm giảm bớt "hiệu ứng bầy đàn" có thể xảy ra trên thị trường và điều chỉnh tỷ lệ dự trữ rủi ro ngoại hối để bảo vệ đồng nhân dân tệ.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) từ chối bình luận về các thông tin này.

PBOC tháng trước cho biết sẽ kiên quyết kiềm chế những biến động lớn của tỷ giá hối đoái và nghiên cứu tăng cường tự điều tiết tiền gửi bằng USD.

Khoảng cách lãi suất ngày càng lớn giữa Trung Quốc và Mỹ đã thúc đẩy các giao dịch chênh lệch lãi suất, trong đó các nhà đầu tư vay bằng một loại tiền tệ có năng suất thấp để tài trợ cho việc mua một loại tiền tệ có năng suất cao khác nhằm kiếm lợi nhuận.

"Giao dịch thực hiện tiếp theo sẽ phải chịu rủi ro ngoại hối cao hơn và động thái (giảm trần lãi suất tiền gửi bằng đô la) có thể được coi là một biện pháp ngược chu kỳ chính thức" - một nhà giao dịch nhân dân tệ bình luận về động thái này.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho đến nay vẫn tỏ ra bình tĩnh sau khi đồng nhân dân tệ vượt qua mức 7 USD quan trọng về mặt tâm lý vào tháng 5, nhưng các nhà phân tích và thương nhân tin rằng PBOC sẽ đưa ra các biện pháp chính sách nếu tốc độ và quy mô của các khoản lỗ khiến họ khó chịu.

Chuyển hướng kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh nguồn cung tín dụng

Dữ liệu kinh tế không khả quan, chênh lệch lợi suất với Mỹ ngày càng lớn, các khoản thanh toán cổ tức sắp tới của công ty và dòng vốn tiếp tục chảy ra ngoài thông qua việc khối ngoại bán cổ phiếu và trái phiếu đã kết hợp lại để gây áp lực lên đồng nhân dân tệ.

Trung Quốc yêu cầu các ngân hàng lớn cắt giảm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng
Tiền giấy đô la Mỹ và nhân dân tệ của Trung Quốc được nhìn thấy trong hình minh họa này được chụp vào ngày 30/1/2023. Ảnh: Reuters

Đồng nhân dân tệ đã mất hơn 6% so với đồng đô la kể từ mức cao nhất đạt được vào tháng 1 năm nay, khi Trung Quốc mở cửa trở lại sau Covid.

Bruce Pang - Kinh tế trưởng của Greater China tại Jones Lang LaSalle Inc cho biết: “Việc cắt giảm lãi suất huy động có thể tạo động lực và dư địa cho các ngân hàng hỗ trợ tín dụng nhiều hơn. Điều đó cũng có nghĩa là giảm cơ hội cắt giảm lãi suất chính sách trong thời gian tới”.

Lợi tức trái phiếu chính phủ 10 năm của Trung Quốc đã giảm 1 điểm cơ bản xuống 2,70% sau tin tức này. Đồng nhân dân tệ trong nước suy yếu tới 0,3%, chạm mức thấp 7,1253 nhân dân tệ mỗi đô la.

Sau động thái giảm lãi suất tương tự vào tháng 9 năm ngoái, lần giảm lãi suất này sẽ giúp giảm bớt áp lực cho các ngân hàng khi họ cố gắng cân bằng tỷ suất lợi nhuận bị thu hẹp và các chỉ thị của chính phủ nhằm tăng cường hỗ trợ cho vay đối với nền kinh tế.

Bắc Kinh đã triển khai một loạt các biện pháp để thúc đẩy nền kinh tế sau các đợt phong tỏa kéo dài do Zero Covid. Các nhà chức trách đang tìm cách tăng cường cho vay để thúc đẩy sự phục hồi sau khi dữ liệu gần đây cho thấy có nền kinh tế đang chậm lại.

Sau khi tăng đột biến trong quý đầu tiên, tín dụng và các khoản vay mới đã suy yếu trong tháng 4 do người tiêu dùng và doanh nghiệp hạn chế vay mượn. Các hộ gia đình đang tiết kiệm nhiều hơn và trả bớt các khoản thế chấp của họ, thay vì vay nợ nhiều hơn, trong khi các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhu cầu giảm và lợi nhuận giảm.

Lần gần đây nhất, các ngân hàng cho vay lớn bao gồm ICBC và Bank of China Ltd. đã cắt giảm lãi suất áp dụng với tiền gửi các kỳ hạn, một đợt cắt giảm lớn kể từ năm 2015.

Một khi việc cắt giảm lãi suất tiền gửi có hiệu lực, sẽ làm giảm chi phí của các ngân hàng, cho phép họ giảm lãi suất cho vay theo thời gian. Điều đó sẽ giúp cho người tiêu dùng và doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, lãi suất tiền gửi thấp hơn sẽ không thu hút người tiêu dùng gửi tiền mặt tại ngân hàng./.