Nhiều loại quả xuất xứ Nhật Bản đã có mặt tại Việt Nam. Ảnh: T.T
Bên cạnh đó, có 604 dòng thuế mức cắt giảm trung bình từ 20%-45% và 1.567 dòng có mức cắt giảm ít từ 4%-18%.
Ngoài ra, có 5.545 dòng thuế có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt VJEPA năm 2018 giảm so với năm 2017, chiếm tỷ lệ 51% tổng biểu.
Trong đó, có 456 dòng có thuế suất là 0%, chủ yếu các nhóm chất béo, đường, đá xây dựng, hóa chất hữu cơ, nhựa, cao su, gỗ, bột giấy, vải, ngọc trai, sắt thép, nhôm, thiếc, dụng cụ cầm tay, máy móc thiết bị, bộ phận xe cộ, nhạc cụ.
Biểu thuế VJEPA gồm 10.862 dòng thuế, trong đó gồm 10.773 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 88 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số (tăng 1.375 dòng so với biểu thuế cũ).
Về lộ trình áp dụng, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt VJEPA áp dụng từ ¼ hàng năm, thay vì 1/1 hàng năm như các biểu thuế khác.
Hiệp định VJEPA có hiệu lực kể từ ngày 1/10/2009. Theo cam kết của Hiệp định, thuế nhập khẩu được cắt giảm đều theo lộ trình, bắt đầu từ năm 1/10/2009. Đến năm 2017, thuế suất nhập khẩu trung bình toàn biểu là 4,89%, chỉ bằng hơn 1/3 so với thuế suất MFN trung bình năm 2017.
Thuế suất trung bình của giai đoạn 2018-2022 lần lượt là: 5,04% (1/1/2018-31/3/2018), 4% (1/4/2018-31/3/2019), 2,79% (1/4/2019-31/3/2020), 1,64% (1/4/2020-31/3/2021), 1,91% (1/4/2021-31/3/2022) và 1,34% (1/4/2022-31/12/2022).
Theo đánh giá chung, các nhóm hàng có kim ngạch lớn và giảm thuế mạnh trong giai đoạn 2018 - 2022 gồm: Một số loại sắt thép và sản phẩm sắt thép; than đá và các loại quặng, khoáng sản; phân bón; thủy sản; giấy các loại; máy móc thiết bị điện; lúa mì; ngô; một số loại rau quả; và chế phẩm từ thịt, cá, rau củ…/.
Minh Anh