Nông dân chặt bỏ thanh long, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói gì? “Bão” giá vật tư nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói gì? Ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp thu lợi lớn

Giá nông sản thấp nhưng giá đầu vào cao, ùn ứ nông sản...

Chủ tịch Quốc hội chủ trì điều hành chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, gồm: Công tác tổ chức sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách xúc tiến thương mại, đàm phán mở cửa, phát triển thị trường nông sản. Giải pháp ổn định thị trường, kiểm soát sự biến động giá của một số mặt hàng nông sản, thủy sản, thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp. Việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thu hút đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm phát triển bền vững.

Ngay từ đầu phiên chất vấn đã có 53 đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đăng ký đặt câu hỏi.

Mở đầu phiên chất vấn, ĐBQH Chu Thị Hồng Thái (Lạng Sơn) đề cập đến việc giá vật tư nông nghiệp tăng cao, ảnh hưởng tới đời sống của người nông dân.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: “Được mùa mất giá” như lời nguyền trong nông nghiệp
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: “Được mùa mất giá” như lời nguyền trong nông nghiệp.

ĐBQH Hoàng Anh Công (Thái Nguyên) quan tâm đến vấn đề ùn tắc hàng nông sản xuất khẩu tại cửa khẩu phía Bắc, nguyên nhân do chính sách nhập khẩu và chất lượng nhập khẩu ngày càng tăng của nước bạn, phải đáp ứng như các nước châu Âu và Hoa Kỳ. Đại biểu (ĐB) đề nghị người đứng đầu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cần đưa ra giải pháp căn cơ giải quyết vấn đề này.

ĐB Dương Văn Phước (Quảng Nam) cho rằng, nông dân khổ sở nạn phân bón giả, “đã nghèo lại đeo lấy khổ, ngăn tình trạng này bằng cách nào”. ĐB cũng quan tâm đến thương hiệu nông sản Việt Nam, là điểm nhấn khác biệt mà Bộ trưởng thường nhắc đến, đến nay đã được xây dựng như thế nào?

Theo ĐB Dương Khắc Mai (Đắk Nông), sản xuất nông nghiệp là cứu cánh, nông nghiệp phát triển nhưng đời sống của người dân chưa cao. “Điệp khúc được mùa mất giá chưa có hồi kết, sản xuất dựa vào yếu tố đầu vào, chưa có đầu ra, vậy có giải pháp căn cơ nào để giải quyết tình trạng này?” - ĐB Dương Khắc Mai hỏi.

Câu hỏi của ĐB Lê Thị Song An (Long An) cũng trùng với ĐB Chu Thị Hồng Thái khi cho rằng, giá vật tư cao, phân bón tăng 200%, trong khi giá bán nông sản thấp, có khi xuống thấp không tiêu thụ được. Người nông dân sản xuất không có lãi, đất trồng thanh long phá bỏ, chuyển sang trồng cây khác, vậy Bộ đặt ra vấn đề quy hoạch theo hướng công nghệ cao ra sao để đảm bảo giá cả đầu ra của hàng nông nghiệp ổn định?

Nâng cao chất lượng “là tư duy, không phải đối phó nhất thời”

Trước khi trả lời các câu hỏi của ĐBQH, Bộ trưởng Lê Minh Hoan bày tỏ chia sẻ với bà con nông dân, thời gian qua dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nhiều đến tình hình sản xuất nông nghiệp và đời sống của bà con nông dân; tình trạng ùn ứ nông sản, đầu vào của ngành nông nghiệp đều tăng cao trong bối cảnh thị trường bị đứt gãy.

Bộ trưởng cảm ơn 14 triệu nông dân Việt Nam đã năng động, linh hoạt góp phần đóng góp vào kết quả xuất khẩu nông lâm thủy sản 2021 đạt 48,6 tỷ USD trong bối cảnh rất khó khăn.

Trả lời câu hỏi ùn ứ hàng ở cửa khẩu, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, khi đứt gãy chuỗi cung ứng, cao điểm ùn ứ hàng hóa tại các cửa khẩu khu vực phía Bắc, chúng tôi đã vào cuộc, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đã hạn chế thấp nhất thiệt thòi của bà con.

Bộ trưởng cho rằng, sản xuất nông nghiệp của chúng ta còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố đầu vào, cần phải nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp.

“Về giải pháp, vừa qua chúng tôi đã có nhiều phiên họp với Bộ Công thương và các doanh nghiệp, cố gắng thuyết phục, không dễ áp đặt mệnh lệnh hành chính. Giải pháp căn cơ hiện nay là người nông dân phải tự chủ tuần hoàn phế phẩm trong nông nghiệp thay thế chế phẩm sinh học trong lĩnh vực phân bón, thức ăn… là giải pháp lâu dài để hữu cơ hóa, sinh học hóa, tạo ra thương hiệu của ngành Nông nghiệp Việt Nam” - người đứng đầu ngành NN&PTNT nói.

Theo Bộ trưởng, nếu 14 triệu hộ nông dân vào kinh tế tập thể, vào hợp tác xã, sẽ góp phần giảm được giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, tránh đối mặt với rủi ro về thị trường hiện nay. Ngoài ra, cần nâng cao chất lượng nông sản, để có giá tốt hơn. “Đó là tư duy, không phải đối phó nhất thời” - Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: “Được mùa mất giá” như lời nguyền trong nông nghiệp
Cung vượt cầu sẽ gây tình trạng "được mùa mất giá". Ảnh: TL.

Trả lời câu hỏi của ĐB Hoàng Anh Công về ùn ứ hàng nông sản tại cửa khẩu, Bộ trưởng đồng tình: "Đúng là có tình trạng đó, do đột biến trong thời gian ngắn. Thị trường Trung Quốc giờ là thị trường khó tính hơn, chúng ta lại chậm thay đổi, có trách nhiệm của Bộ NN &PTNT, chúng tôi đã chậm thông tin cho bà con nông dân".

“Hôm qua chúng tôi đã phối hợp Bộ Ngoại giao, thực hiện xuất khẩu nông sản chuyển dần từ tiểu ngạch sang chính ngạch, để hàng hóa chúng ta danh chính ngôn thuận, đưa sâu vào nội địa thị trường cấp cao hơn ở Trung Quốc. Hàng năm có hàng nghìn thay đổi về an toàn thực thẩm, có tháng hàng trăm thay đổi, làm sao phải đưa đến nông dân, chúng ta phải chuẩn hóa, đáp ứng từng thị trường trong bối cảnh thay đổi ngày càng nhanh” - Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Về thương hiệu nông sản, Bộ trưởng cho biết, cần phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu. Thương hiệu gồm nhãn hiệu và niềm tin của người tiêu dùng. Tư duy là phải cùng ngồi lại xây dựng thương hiệu cho từng ngành hàng nông sản, bắt đầu bằng từ hệ sinh thái nông nghiệp, chứ không phải từ Bộ NN&PTNT.

Không thể đổ lỗi cho địa phương

Với bài ca “được mùa mất giá”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, “tôi hay dùng từ lời nguyền”, bởi đó là luật kinh tế, vấn đề là chúng ta khống chế như thế nào. Được mùa, thì trữ lại chế biến, ngoài ra cần có thị trường thông suốt cho hàng hóa.

“Phải tổ chức lại sản xuất, thông tin số lượng mùa vụ và phân bổ cho từng loại thị trường, Bộ nhận trách nhiệm với Thủ tướng Chính phủ, cùng với các cơ quan làm tốt vấn đề này” - người đứng đầu ngành NN&PTNT nói.

Cũng theo Bộ trưởng, “nông nghiệp với phương châm ít hơn để được nhiều hơn”, giảm tối thiểu hóa chi phí nhưng tối đa hóa lợi nhuận.

Câu chuyện “được mùa mất giá” lại được ĐB Trần Thị Hoa Ry (Bạc Liêu) đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Lê Minh Hoan.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, “tôi sợ nhất câu hỏi là đến bao giờ, câu trả lời của tôi không phải là thoái thác, chúng tôi sẽ làm hết trách nhiệm, nhưng nếu có sự vào cuộc quyết liệt của địa phương thì sẽ giải quyết được”.

Bộ trưởng ví dụ về những thương hiệu như xoài Sơn La, nhãn lồng Hưng Yên, lãnh đạo các địa phương cũng là người đi tiếp thị sản phẩm của địa phương. “Hình ảnh lãnh đạo địa phương là thương hiệu của nông sản địa phương đó” và đó là bài học của thành công.

Chủ tịch Quốc hội đã nhắc Bộ trưởng Bộ NN&PTNT và đề nghị Bộ trưởng trả lời thẳng vào câu hỏi. “Nhiều người nông dân đang trông chờ ở đây, nếu trách nhiệm của địa phương thì trách nhiệm của Bộ trưởng ở đâu, nếu hỏi địa phương thì không cần cuộc chất vấn này” - Chủ tịch Quốc hội nói./.