Chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp Giải bài toán vật tư nông nghiệp để tiếp sức, hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp Giá phân bón tăng cao, "hạ nhiệt" bằng cách nào?

Có mặt hàng vật tư nông nghiệp tăng đến 200%

Báo cáo gửi đến các vị đại biểu Quốc hội một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Bộ này có một vấn đề đang được cử tri cả nước quan tâm, đó là giải pháp ổn định thị trường, kiểm soát sự biến động giá của một số mặt hàng nông sản, thủy sản, thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu, đặc biệt trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 từ năm 2019, xung đột quân sự Nga - Ukraine từ đầu năm 2022 làm đứt gãy các chuỗi cung ứng và đẩy giá vật tư tăng cao; dẫn đến nguyên liệu, vật tư đầu vào cho sản xuất trong nước tăng và làm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm nông nghiệp tăng.

“Bão” giá vật tư nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói gì?
Giá vật tư nông nghiệp tăng cao khiến người nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh: TL.

Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy: Giá phân bón tăng cao, như phân Urê tăng 136 - 143%, DAP tăng 143 - 164%, Kali tăng 180 - 200% so với tháng 12 năm 2021. Giá thuốc bảo vệ thực vật tương đối ổn định, chỉ tăng giá ở nhóm hoạt chất thuốc trừ cỏ không chọn lọc và thuốc trừ sâu. Giá nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi tăng 30 - 45%, giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm tăng từ 30 - 35% so với tháng 12 năm 2021. Sản xuất thuốc, vắc xin thú y gặp nhiều khó khăn hơn. Giá dầu diesel 0.05S tăng trên 8.000 đồng/lít, làm cho chi phí nhiên liệu cho khai thác tăng thêm 2.640 tỷ đồng/tháng; cộng thêm giá các mặt hàng khác tăng theo 10 - 20%, kéo theo chi phí chuyến biển tăng cao.

Trước thực trạng trên, Bộ này đã chủ động, phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các giải pháp, như: Hướng dẫn địa phương điều chỉnh kế hoạch tổ chức sản xuất, mùa vụ phù hợp với điều kiện thời tiết và theo tín hiệu thị trường, giúp người nông dân có thu nhập ổn định và có lãi; chuyển đổi sang tư duy kinh tế nông nghiệp theo hướng tích hợp đa giá trị, đa ngành; phát triển nông nghiệp tuần hoàn.

Ngoài ra, tổ chức lại sản xuất, nhất là liên kết sản xuất, tăng cường chế biến, nhất là sơ chế, bảo quản và chế biến sâu; thúc đẩy hợp tác, liên kết theo chuỗi ngành hàng để phù hợp với yêu cầu của thị trường và giảm chi phí, tăng năng lực cạnh tranh; phát huy công tác khuyến nông cộng đồng hướng đến “giảm chi phí - tăng chất lượng”.

Được biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã tăng cường minh bạch hóa thông tin giá cả, thị trường nhằm hạn chế thông tin thất thiệt gây bất ổn thị trường; truyền thông nâng cao nhận thức, khuyến cáo về sản xuất nhằm đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, hạn chế tình trạng dư thừa hàng hóa trên thị trường. Đồng thời, có giải pháp hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ nông sản...

Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp

Mặc dù vậy, giá vật tư đầu vào phục vụ sản xuất tăng cao làm chi phí sản xuất và giá sản phẩm nông nghiệp tăng, giảm sức cạnh tranh của nông sản. Kết nối tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn. Nhiều địa phương còn hạn chế về nguồn lực, cơ chế, chưa có kịch bản tổng thể phát triển thị trường và sản phẩm phục vụ tiêu thụ nội địa theo đặc thù và lợi thế so sánh của địa phương, nên còn lúng túng trong triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Công thương, các địa phương đánh giá cân bằng cung - cầu nông sản, điều tiết xuất nhập khẩu vật tư đầu vào; tăng cường kiểm tra công khai giá, chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi. Kiểm soát chặt chẽ nguồn cung nông sản, triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu cung cầu nông sản làm công cụ theo dõi sản lượng cung cầu, qua đó đưa ra các kịch bản và giải pháp can thiệp cần thiết điều tiết cung cầu từng nhóm hàng và từng khu vực trong các tình huống.

Để thúc đẩy liên kết sản xuất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp tập trung, liên kết chặt chẽ với các vùng nguyên liệu, đẩy mạnh chế biến, chế biến sâu bảo quản, nâng cao giá trị gia tăng. Thúc đẩy sản xuất theo chuỗi sản phẩm, xây dựng mã định danh, mã số vùng trồng, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng và giá vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp. Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá nguyên liệu và giá thành sản xuất phân bón, thức ăn chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động nhập khẩu (về nguồn hàng, ưu tiên về giá, chất lượng, vận chuyển, lưu thông) nhằm đảm bảo nguồn cung, ổn định giá cả, tạo điều kiện để doanh nghiệp và người dân yên tâm tái đàn, phục hồi sản xuất...

Thời gian qua, giá thuốc thú y, giá thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, giá thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là giá phân bón đang tăng rất cao, là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm.

Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế- xã hội vừa qua trên nghị trường, đại biểu Quốc hội Châu Quỳnh Dao (Kiên Giang) phát biểu khiến nhiều người phải suy ngẫm. Theo nữ đại biểu, người nông dân đang “oằn mình” trong cơn bão giá. Giá nhiều nguyên liệu, giá thức ăn chăn nuôi, giá phân bón tăng cao trong khi đó, giá nông sản vẫn ổn định, bền vững theo thời gian.

Đại biểu Châu Quỳnh Giao cho rằng, những tồn tại trên đã nói lên việc nếu không quan tâm, không khắc phục sớm thì sẽ dẫn tới một nghịch lý. Đó là, chính những người nông dân là người tự sản xuất lương thực và đảm bảo an ninh lương thực cho toàn xã hội nhưng sẽ rơi vào đói nghèo./.