Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2024 giữ ổn định. Trong số 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm có chỉ số giá tăng nhẹ trong tháng 8.
Trong đó, nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,29%, chủ yếu do giá thuê nhà tăng 0,45% do nhu cầu thuê nhà tại một số địa phương tăng khi chuẩn bị vào năm học mới; giá gas tăng 0,67%. Bên cạnh đó, một số mặt hàng trong tháng có giá giảm so với tháng trước như giá dầu hỏa giảm 6,02%; giá điện sinh hoạt giảm 0,76%; nước sinh hoạt giảm 0,17% do nhu cầu tiêu dùng giảm khi vào mùa mưa, thời tiết mát.
Chỉ số CPI tháng 7/2024 tăng 0,48% so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng 7 tăng 1,89% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,36%. Lạm phát cơ bản tháng 7/2024 tăng 0,36% so với tháng trước, tăng 2,61% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 7 tháng năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,73% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,12%). |
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống cũng tăng 0,27%. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,2%. Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,18% do trong tháng 8/2024 tiếp tục có địa phương triển khai áp dụng giá dịch vụ y tế mới theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT.
Nhóm bưu chính, viễn thông tăng 0,15%. Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,15%, nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp Lễ Vu Lan và trong mùa du lịch cao. Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,12%, trong đó giá dịch vụ du lịch ngoài nước tăng 0,72% còn du lịch trong nước lại giảm 0,29% do các công ty giảm giá để kích cầu.
Ở chiều ngược lại, riêng nhóm giao thông giảm 1,98% chủ yếu do giá xăng dầu giảm, giá vé tàu hỏa giảm… đã kéo giảm chỉ số CPI.
Lạm phát cơ bản tháng 8/2024 tăng 0,24% so với tháng trước, tăng 2,53% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 8 tháng năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,71% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung (4,04%), chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế và xăng dầu là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.
Theo đánh giá của ngân hàng HSBC, lạm phát đang tiếp tục tiến sát đến trần 4,5% của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong bối cảnh giá hàng hóa hiện vẫn còn cao và các yếu tố biến động khác như mức đóng bảo hiểm y tế cao hơn. Tuy nhiên, HSBC dự báo yếu tố không thuận lợi về giá cả sẽ sớm giảm đi, đẩy lạm phát xuống thấp đáng kể trong nửa sau của năm 2024. Lạm phát bình quân được kỳ vọng nằm trong khoảng 3,6% cho cả năm 2024.
Giá vàng tăng 20,4% so với đầu nămChỉ số giá vàng trong nước tháng 8/2024 tăng 1,93% so với tháng trước; tăng 20,4% so với tháng 12/2023; tăng 31,05% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 8 tháng năm 2024, chỉ số giá vàng tăng 25,54%. Tính đến ngày 27/8/2024, bình quân giá vàng thế giới ở mức 2.495,53 USD/ounce, tăng 3,63% so với tháng 7/2024. Trong khi đó, chỉ số giá đô la Mỹ tháng 8/2024 giảm 0,64% so với tháng trước; tăng 3,55% so với tháng 12/2023; tăng 5,86% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 8 tháng năm 2024 tăng 5,85%, Tính đến ngày 27/8/2024, chỉ số đô la Mỹ trên thị trường quốc tế đạt mức 102,38 điểm, giảm 1,97% so với tháng trước. |