st.jpg
Các sản phẩm thân thiện với môi trường được ưu đãi thuế suất. Ảnh: TL

Tạo khuôn khổ chính sách tài chính xanh

Để hiện thực hóa mục tiêu cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, Việt Nam đã khẩn trương cụ thể hóa cam kết này của mình trước cộng đồng quốc tế.

Về phía ngành Tài chính, thời gian qua, đã có nhiều chính sách tài chính đã được ban hành nhằm cụ thể hóa các chủ trương về phát triển kinh tế xanh. Nhiều chính sách thuế, phí, lệ phí (gọi chung là thuế) hướng đến phát triển nền kinh tế xanh đã được xây dựng và liên tục hoàn thiện.

Hệ thống chính sách thuế hướng tới phát triển bền vững, phát triển kinh tế xanh được thể hiện thông qua 2 nhóm: Nhóm 1 là chính sách thuế hạn chế các hành vi gây ô nhiễm môi trường và Nhóm 2 là chính sách thuế hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT) để tạo động lực thúc đẩy sản xuất xanh và tiêu dùng xanh.

Việt Nam hứa hẹn thu hút mạnh "nguồn vốn xanh"

Trong tương lai, Việt Nam hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn cho nguồn vốn xanh quốc tế với môi trường pháp lý đang được hoàn thiện, các tổ chức tài chính và doanh nghiệp cũng đang nỗ lực để kinh doanh tuần hoàn, phát triển tài chính xanh nhiều hơn, hiệu quả hơn nhằm huy động nguồn lực đầu tư phát triển và hội nhập quốc tế về phát triển bền vững…

Bên cạnh các chính sách thuế nhằm hạn chế các hành vi gây ô nhiễm môi trường (Nhóm 1), Bộ Tài chính cũng xây dựng nhiều chính sách thuế ưu đãi trong việc BVMT. Ví dụ: Miễn thuế đối với thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam; thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải lần đầu của doanh nghiệp được cấp chứng chỉ giảm phát thải; phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường để lại để đầu tư phát triển cơ sở đó.

Hoặc áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực BVMT; ưu đãi thuế suất đối với những sản phẩm thân thiện môi trường như xăng sinh học, xe ô tô thân thiện với môi trường...

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ và ban hành nhiều chính sách ưu tiên chi ngân sách nhà nước cho tăng trưởng xanh.

Như vậy, hệ thống chính sách tài chính, chính sách thuế đã, đang được xây dựng và ngày càng hoàn thiện nhằm góp phần tạo khuôn khổ chính sách tài chính xanh, phát huy được vai trò của từng chính sách thuế, phí, lệ phí trong việc thực hiện các mục tiêu liên quan đến phát triển kinh tế xanh, kinh tế bền vững.

Lồng ghép ngân sách cho tăng trưởng xanh

Chính sách tài chính xanh - hiện thực hóa mục tiêu vì cộng đồng

Việt Nam đã bắt đầu quan tâm, triển khai các kế hoạch hành động nhằm khởi động và phát triển tài chính xanh và đạt được những thành tựu nhất định. Ngày 1/10/2021, Chính phủ ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn năm 2050 với mục tiêu tăng trưởng xanh. Chiến lược nhằm góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội, hướng tới nền kinh tế xanh. Chiến lược này nối tiếp những thành công của Chiến lược giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn năm 2030.

Đối với đầu tư công, ngân sách cho tăng trưởng xanh đã được lồng ghép trong các ưu tiên đầu tư ngành, lĩnh vực, địa phương và các chương trình mục tiêu, quy định chi tiết tại Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14.

Về phát triển thị trường cổ phiếu, trái phiếu xanh, không phải chờ đến bây giờ, mà cách đây 17 năm, từ năm 2017, Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã xây dựng và công bố Chỉ số phát triển bền vững, hướng đến các mục tiêu xác định chuẩn phát triển bền vững cho các công ty niêm yết. Ngoài ra, hỗ trợ nhà đầu tư tổ chức và cá nhân xác định những doanh nghiệp có đặc tính “xanh” để đầu tư; tăng cường xu hướng phát triển bền vững của toàn bộ nền kinh tế.

Hướng tới nền tài chính xanh là mối quan tâm đặc biệt của Lãnh đạo Bộ Tài chính. Trong năm qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc liên tục tham dự các hội nghị, diễn đàn liên quan đến tăng trưởng xanh, tài chính xanh. Tại Hội nghị bàn tròn kết nối thị trường vốn với chủ đề “Kết nối Việt Nam - Luxembourg xây dựng thị trường vốn xanh”. Người đứng đầu ngành Tài chính khẳng định, Việt Nam hội tụ đầy đủ các yếu tố về thể chế, hạ tầng, vị trí địa lý, ổn định chính trị, xã hội và coi thúc đẩy tăng trưởng xanh là một nhiệm vụ then chốt của quốc gia để kiến tạo một không gian phát triển bền vững.

TS. Trần Văn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội khóa XIII nhận định, việc nâng cao nhận thức và hiểu biết về tài chính xanh, xác định những cơ hội và thách thức về tài chính xanh là rất cần thiết để dẫn chuyển từ nhận thức thành tự giác ưu tiên sử dụng các sản phẩm, công nghệ xanh.

Chính phủ đóng vai trò dẫn dắt thực hiện phát triển tài chính xanh

Theo thống kê, từ năm 2019 - 2023, Việt Nam đã phát hành trái phiếu xanh được 1,157 tỷ USD. Đến nay, thị trường tài chính xanh tại Việt Nam đã định hình nền tảng và phát triển với 3 cấu phần, gồm: thị trường tín dụng xanh; thị trường cổ phiếu xanh và trái phiếu xanh.

Bộ Tài chính đã phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện khung khổ pháp lý về trái phiếu xanh. Trên thị trường có các sản phẩm trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương phục vụ cho các dự án/công trình “xanh” như: thủy lợi, bảo vệ môi trường, điện gió, năng lượng mặt trời.

Chính phủ đóng vai trò dẫn dắt thực hiện phát triển tài chính xanh là vô cùng quan trọng. Theo đó, đẩy nhanh việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu xanh, cổ phiếu xanh, tín dụng xanh và các sản phẩm tài chính xanh. Đồng thời, ưu tiên đầu tư và chi tiêu của Chính phủ trong những lĩnh vực xanh và ban hành chính sách phù hợp nhằm thu hút các nguồn lực từ các thành phần kinh tế đầu tư vào kinh tế xanh như ưu đãi về thuế, phí…

Nghiên cứu của một nhóm tác giả thuộc Trường Đại học Thương mại mới đây đã chỉ ra một số giải pháp thúc đẩy phát triển tài chính xanh. Theo đó, cần xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn chứng khoán xanh, tín dụng xanh thống nhất áp dụng trên toàn thị trường. Tăng cường hoạt động của các tổ chức định giá, xếp hạng tín nhiệm xanh, công khai và minh bạch các chỉ số xếp hạng xanh. Tập trung phát triển tổ chức tư vấn trong nước cung cấp dịch vụ đánh giá độc lập đối với các dự án xanh sử dụng nguồn thu từ cổ phiếu xanh hay trái phiếu xanh.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần từng bước đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, tập trung phát triển nhà đầu tư tổ chức, chuyên nghiệp với chiến lược đầu tư dài hạn, có trách nhiệm xã hội. Tiếp tục thúc đẩy sự tham gia của các ngân hàng thương mại vào thị trường tài chính xanh với vai trò là chủ thể cung cấp tín dụng và là nhà đầu tư trái phiếu xanh.

Bên cạnh đó, cần nâng cao tính minh bạch thông tin, giảm thiểu sự bất cân xứng về thông tin trên thị trường tài chính, từ đó có thể thu hút được sự tham gia của nhiều tổ chức tài chính, đặc biệt là các nhà đầu tư quốc tế, và nâng cao tính thanh khoản của các kênh đầu tư tài chính xanh. Đặc biệt, việc phát triển sàn giao dịch điện tử trái phiếu cũng là một phương án được nhiều quốc gia lựa chọn để tạo thanh khoản, tăng tính minh bạch và đảm bảo thuận lợi trong việc quản lý thị trường.