Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt để phù hợp với thông lệ quốc tế Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): Định hướng tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe người dân Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Đảm bảo công bằng, phù hợp thông lệ quốc tế Áp thuế tiêu thụ đặc biệt đồ uống có đường để bảo vệ sức khỏe người dân
Đảm bảo hài hòa lợi ích, phù hợp thông lệ quốc tế
Nhiều quốc gia trên thế giới đều áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm rượu, bia nhằm điều tiết sản xuất và tiêu dùng. Ảnh: TL minh họa

PV: Các công cụ thuế nói chung và sắc thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) nói riêng có ý nghĩa như thế nào với nền kinh tế, thưa bà?

Bà Hương Vũ: Các công cụ thuế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. Bằng công cụ thuế, Nhà nước có thể thúc đẩy hoạt động kinh tế này hay hạn chế hoạt động kinh tế khác trong nền kinh tế. Thuế tác động đến cung - cầu của thị trường, sẽ điều tiết hoạt động của thị trường, điều chỉnh chu kỳ kinh tế.

Bên cạnh vai trò tạo ra nguồn thu ngân sách ổn định lâu dài để đáp ứng nhu cầu chi tiêu công của Nhà nước, thuế còn đóng vai trò tái cơ cấu kinh tế, định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế, phù hợp theo đúng định hướng của Nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội thông qua việc phân phối lại thu nhập.

Thuế đánh một lần ở khâu sản xuất/nhập khẩu, khi luân chuyển qua khâu lưu thông sẽ không bị đánh thuế. Mục tiêu chính của sắc thuế TTĐB là nhằm điều chỉnh hành vi người tiêu dùng. Thuế TTĐB có diện đánh thuế hẹp, chỉ áp dụng đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước muốn điều tiết tiêu dùng ở mức hợp lý, không khuyến khích sử dụng.

Đảm bảo hài hòa lợi ích, phù hợp thông lệ quốc tế
Bà Hương Vũ

PV: Bộ Tài chính đang được Chính phủ giao xây dựng dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi). Điểm nổi bật là đề xuất bổ sung căn cứ tính thuế TTĐB theo phương pháp thuế tuyệt đối, phương pháp thuế hỗn hợp, bên cạnh phương pháp tương đối truyền thống. Bà có thể cho biết, đâu là ưu và nhược điểm của các phương pháp tính thuế nêu trên?

Bà Hương Vũ: Phương pháp tính thuế tuyệt đối là đánh mức thuế tuyệt đối trên một lượng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế. Còn phương pháp tính thuế hỗn hợp kết hợp cả cách tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và mức thuế tuyệt đối. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Trên thế giới, tùy mục tiêu kinh tế - xã hội và đặc thù thị trường của các hàng hóa dịch vụ cần điều tiết sản xuất, tiêu dùng, các quốc gia sẽ lựa chọn áp dụng linh hoạt phương pháp tính thuế TTĐB phù hợp với điều kiện cụ thể của quốc gia mình.

Thuế tương đối có tính chất lũy tiến, áp dụng trên giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ. Vì vậy, sản phẩm có giá bán càng cao thì số thuế TTĐB phải nộp càng lớn. Về khía cạnh điều tiết thị trường, khi tính thuế theo tỷ lệ phần trăm thuế trên giá bán sẽ tạo ra sự công bằng tương đối cho các phân khúc hàng hóa, dịch vụ trên thị trường vì người mua sẵn sàng trả mức giá nào thì cũng sẵn sàng trả mức thuế tương ứng.

Cách tính thuế này tạo sự linh hoạt trong việc điều tiết tiêu dùng tương ứng với mức thu nhập. Do đó, phương pháp tính thuế tương đối thường được sử dụng tại các quốc gia mà phân khúc hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB trên thị trường được phân loại rõ rệt, sản phẩm cùng loại nhưng giá bán có sự khác biệt lớn.

Cũng theo phương pháp này, thuế sẽ tự điều chỉnh theo lạm phát, chính phủ không phải thường xuyên điều chỉnh mức thuế suất theo ảnh hưởng của lạm phát. Tuy nhiên, mặt hạn chế của phương pháp này là việc tính thuế căn cứ vào giá bán, nên có thể gia tăng chi phí quản lý của Nhà nước do phải kiểm soát giá cả và cũng khó dự đoán nguồn thu ngân sách.

Còn phương pháp tính thuế tuyệt đối được áp dụng dựa trên lượng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và áp dụng mức thuế cố định đối với mỗi đơn vị sản lượng của một loại sản phẩm có các tính chất tương tự. Phương pháp tính thuế tuyệt đối được sử dụng phổ biến ở các nước phát triển tại châu Âu.

Hiện nay, một số nước trong khu vực ASEAN cũng đã áp dụng cách tính thuế này đối với các mặt hàng như thuốc lá, rượu bia. Phương pháp thuế tuyệt đối khi áp dụng sẽ ảnh hưởng tức thì đến hành vi tiêu dùng, đặc biệt đối với nhóm mặt hàng ở phân khúc phổ thông giá thấp.

Đảm bảo hài hòa lợi ích, phù hợp thông lệ quốc tế
Ảnh minh họa

Khi áp dụng thuế tuyệt đối, mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất/ nhập khẩu bán ra sẽ chịu một khoản thuế như nhau như một mức giá tối thiểu mà không phân biệt phân khúc của sản phẩm và giá bán sản phẩm tương ứng. Theo đó, trên phương diện thị trường, các sản phẩm ở phân khúc giá cao sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn vì giá bán sẽ tăng lên ít hơn so với cách tính thuế theo tỷ lệ phần trăm. Trong khi đó, các sản phẩm ở phân khúc giá trung bình và thấp, giá bán sẽ tăng lên nhiều hơn.

Còn đối với cách tính thuế hỗn hợp là sự kết hợp giữa hai phương thức tính thuế tương đối và thuế tuyệt đối. Phương thức này kết hợp được những ưu điểm của cả hai phương thức trên, nhưng việc kết hợp cũng dẫn đến việc tính toán có thể phức tạp hơn và khó dự tính số thu ngân sách. Một số quốc gia sử dụng phương pháp này như một bước chuyển trung gian trước khi thay đổi từ phương pháp tương đối sang phương pháp tuyệt đối.

PV: Các nước trên thế giới áp dụng thuế TTĐB đối với ngành rượu, bia như thế nào, bà có khuyến nghị gì?

Bà Hương Vũ: Nhiều quốc gia trên thế giới đều áp dụng thuế TTĐB đối với sản phẩm rượu, bia nhằm điều tiết sản xuất và tiêu dùng, hạn chế lạm dụng đồ uống có cồn để bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Trong đó, các quốc gia cũng sử dụng các phương pháp tính thuế khác nhau tùy theo tình hình cụ thể của mỗi quốc gia.

Hiện nay, có một số ý kiến đề xuất Việt Nam nên nghiên cứu, áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối hoặc thuế hỗn hợp đối với các sản phẩm rượu, bia như một số quốc gia trên thế giới đang áp dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, thị trường rượu, bia của Việt Nam có những đặc điểm rất khác biệt so với các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, việc lựa chọn áp dụng phương pháp tính thuế nào phải được các nhà làm chính sách nghiên cứu, tính toán cẩn trọng và đánh giá kỹ lưỡng, để ít gây ảnh hưởng nhất đến các doanh nghiệp nhưng đạt được mục tiêu chính sách.

PV: Xin cảm ơn bà!

Huy động nguồn lực bao gồm cả phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đã đưa ra phương hướng huy động nguồn lực bao gồm cả việc xây dựng phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng cần hạn chế tiêu dùng...

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 155/QĐ-TTg giao Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất mức thuế phù hợp với các sản phẩm đồ uống có đường, các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe và các sản phẩm kinh doanh có điều kiện để hạn chế các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe.