Điều hành ngân sách nhà nước đạt nhiều kết quả khả quan Vay, trả nợ công giữa kỳ đều đạt chỉ tiêu, định lượng Quốc hội đề ra Kế hoạch tài chính quốc gia và Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm đều đạt các mục tiêu đề ra

Nền tảng tài chính quốc gia vững mạnh góp phần đưa đất nước vượt qua khó khăn

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) đánh giá, nửa nhiệm kỳ đã qua, đất nước đã vượt qua nhiều sóng gió, thách thức và đang sẵn sàng bước vào giai đoạn phát triển mới. Làm nên kết quả đó, có sự đóng góp rất quan trọng của công tác quản trị ngân sách và thực thi chính sách tài khóa.

Theo đại biểu Trần Văn Lâm, trong hoàn cảnh khó khăn, dịch bệnh, các kế hoạch tài chính, ngân sách trung hạn và hàng năm đều được triển khai thực hiện đạt và vượt kế hoạch; đảm bảo các nhu cầu chi định kỳ và đột xuất; bội chi thấp hơn dự toán; nợ công, nợ chính phủ nằm trong giới hạn an toàn; dư địa cho chính sách tài khóa được triển khai tích cực, hiệu quả…

Chính sách tài khóa thời gian qua góp phần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh; đồng thời cũng phối hợp đồng bộ, hiệu quả với chính sách tiền tệ.

“Có thể nói, chưa bao giờ đất nước ta có được nền tảng tài chính quốc gia vững mạnh như hiện nay” - đại biểu nhận định.

Bên cạnh những thành công này, đại biểu Trần Văn Lâm cũng bày tỏ băn khoăn về một số chính sách thu đang có những bất cập như chính sách thuế giá trị gia tăng với số thu lớn nhưng số hoàn cũng lớn; nên chăng có giải pháp căn cơ hơn…

Hay trong bối cảnh dịch bệnh gay gắt việc giảm thuế môi trường với xăng dầu, nhiên liệu bay là cần thiết. Nhưng kéo dài chính sách này và còn có ý kiến đề nghị tiếp tục kéo dài hơn nữa liệu có hợp lý. “Bất đắc dĩ, dùng công cụ môi trường để ổn định kinh tế khi dịch bệnh phức tạp thì chấp nhận được. Nay tình thế mới, nếu tiếp tục kéo dài thì có phải “đánh đổi môi trường cho mục tiêu tăng trưởng”… Trong khi, chúng ta đang hô hào chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn...” - đại biểu đặt vấn đề.

Hàng loạt các chính sách giảm, miễn thuế, phí giúp thúc đẩy sản xuất kinh doanh
Đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang)

Tương tự, đại biểu băn khoăn về việc tiếp tục giảm lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước để hỗ trợ ngành sản xuất ô tô. Bởi đây vẫn là mặt hàng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, chưa khuyến khích tiêu dùng, nhất là trong điều kiện ùn tắc giao thông và ô nhiễm khí thải hiện nay.

Với các chính sách miễn, giảm thuế, phí khác, đại biểu đề nghị phải cân nhắc để bảo đảm nguồn lực ngân sách cho thực hiện các nhiệm vụ khác đã bị trì hoãn thời gian qua, cũng như cho các nhiệm vụ trong lộ trình tới đây cần thực hiện để xây dựng, phát triển đất nước. Theo đại biểu, nhiều biện pháp còn mang tính tình thế, chưa phải là biện pháp căn cơ, bền vững, vì vậy, khi tình hình dịch bệnh đã qua, cần phải thay đổi cho phù hợp.

Tạo điều kiện cho địa phương tăng nguồn thu ngân sách

Liên quan đến các chính sách về thu ngân sách, đại biểu Nguyễn Trúc Sơn (đoàn Bến Tre) đánh giá, trong chỉ đạo điều hành, Chính phủ đã rất quyết liệt, năng động, thực hiện nhiều chính sách, giải pháp để có nguồn ngân sách thực hiện các chương trình đề ra trong Nghị quyết 43. Thu ngân sách các năm gần đây đều đạt cao, đảm bảo các nhiệm vụ chi thường xuyên, đầu tư, cân đối các chương trình lớn của quốc gia. Đồng thời, Chính phủ đã thực hiện hàng loạt các chính sách giảm, miễn thuế, phí… giúp thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Hàng loạt các chính sách giảm, miễn thuế, phí giúp thúc đẩy sản xuất kinh doanh

Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn (đoàn Bến Tre)

Tuy nhiên, đại biểu cũng cho biết một số chính sách ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách của địa phương. Để bù đắp những khoản giảm thu này, đại biểu đề nghị cần tạo điều kiện cho địa phương thu từ những lĩnh vực đang tiềm năng, để cân đối hài hòa giữa thu và chi ở các địa phương. Ví dụ, với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, hoặc các tỉnh ven biển, có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng gió, cần tạo điều kiện cho các tỉnh sớm có nguồn thu được từ các dự án này.

Hay với 21 tỉnh phía Nam có lợi thế nguồn thu từ sổ xố kiến thiết, nguồn này vừa qua theo chính sách của Chính phủ đang dành hết cho giáo dục, y tế, xây dựng nông thôn mới. Đại biểu đề nghị, nên để hội đồng nhân dân của các tỉnh/thành quyết định việc sử dụng nguồn thu từ sổ xố kiến thiết này cho những công trình có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế của địa phương.

Một vấn đề nữa đại biểu Nguyễn Trúc Sơn quan tâm là tạo điều kiện phù hợp cho các đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu, với hướng dẫn đầy đủ về tính đúng, tính đủ các dịch vụ, để các đơn vị sự nghiệp công lập có điều kiện tự chủ.

Góp ý kiến về dự toán ngân sách nhà nước năm 2004, đại biểu Nguyễn Thành Nam (đoàn Phú Thọ) nhất trí cao với chủ trương tăng bổ sung cân đối ngân sách địa phương. Theo đại biểu, chủ trương này hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn ở địa phương. Trong giai đoạn ngân sách 2022-2025, một số chính sách do trung ương ban hành chưa kịp bố trí ngân sách địa phương ngay trong đầu giai đoạn ổn định ngân sách, dẫn đến việc ngay sau khi chính sách có hiệu lực thi hành, các địa phương phải sử dụng nguồn vốn thực hiện các nhiệm vụ khác để kịp thời chi trả chế độ cho đối tượng phù hợp.

Đại biểu cũng đề nghị Quốc hội xem xét đồng ý với đề xuất của Chính phủ tăng bổ sung cân đối cho các địa phương 2% so với dự đoán năm 2023, để giảm bớt khó khăn cho các địa phương đang nhận cân đối từ ngân sách trung ương.