Ngày 16/5: Thị trường lúa gạo bình ổn, giao dịch lúa mới đều
Ảnh minh họa.

Trong nước, giá gạo điều chỉnh trái chiều

Giá lúa gạo ngày 16/5 tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng đi ngang. Theo đó, tại kho An Giang, giá lúa Đài thơm 8 đang được thương lái thu mua ở mức 6.800 – 7.000 đồng/kg; OM 18 dao động quanh mốc 6.600 – 6.800 đồng; lúa IR 504 đang được thương lái thu mua ở mức 6.200 – 6.400 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 6.300 - 6.400 đồng/kg; Nàng hoa 9 6.600 – 6.750 đồng/kg; lúa Nhật 7.800 – 8.000 đồng/kg; Nếp khô Long An 8.600 – 8.800 đồng/kg, nếp khô An Giang giá dao động 8.000 – 8.200 đồng/kg và lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg.

Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm biến động trái chiều. Theo đó, giá gạo nguyên liệu tăng 50 đồng/kg lên mức 9.750 đồng/kg; trong khi giá gạo thành phẩm giảm 100 đồng/kg xuống còn 11.200 đồng/kg.

Với mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm duy trì ổn định. Theo đó, hiện giá tấm IR 504 ở mức 9.400 đồng/kg. Trong khi đó, cám khô dao động quanh mốc 7.350 - 7.450 đồng/kg.

Tại chợ lẻ, giá gạo duy trì ổn định sau phiên điều chỉnh. Theo đó, gạo thường còn 11.000 – 12.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 14.000 – 15.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 15.000 đồng/kg; nếp ruột 16.000 – 18.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 22.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.500 đồng/kg; Nàng Hoa 18.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 22.000 đồng/kg; Cám 7.500 – 8.000 đồng/kg; Gạo thơm Thái hạt dài duy trì 18.000 – 19.000 đồng/kg và Hương Lài 19.000 đồng/kg.

Theo các thương lái, hôm nay lượng gạo nguyên liệu về ít, giá gạo các loại bình ổn. Giá lúa Hè thu tương đối vững, giao dịch lúa mới đều. Riêng nếp tươi giá sụt giảm nhẹ.

Trên thị trường thế giới dự báo sẽ phục hồi

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam ở mức 488 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 468 USD/tấn; gạo Jasmine ở mức 553-557 USD/tấn.

Theo các chuyên gia, những tháng cuối năm, giá lương thực sẽ tiếp tục biến động do biến đổi khí hậu, các rủi ro do xung đột địa chính trị… khiến các nước tăng cường dự trữ lương thực.

Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu gạo tại các thị trường truyền thống của Việt Nam như: Philippines, Trung Quốc, Indonesia và các quốc gia châu Phi tăng. Tại các nước châu Âu, do chiến sự giữa Nga và Ukraine khiến nhu cầu dự trữ lương thực tăng lên, đây là yếu tố giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo được hưởng lợi trong thời gian tới.

Nhìn chung về thị trường xuất khẩu gạo năm nay về phía nguồn cung thấp hơn nhu cầu nên đầu ra thuận lợi, vấn đề của ngành gạo năm nay là khâu sản xuất và liên kết sản xuất sao cho có các chủng loại gạo phù hợp với nhu cầu thị trường...

Những tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu làm cho nông dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hết sức phấn khởi khi bước vào sản xuất vụ lúa Hè Thu 2023. Tính đến ngày 10/5, toàn tỉnh An Giang đã xuống giống 229/228 ngàn ha, đạt 100,16% kế hoạch, nhanh hơn gần 20 ngàn ha so với cùng kỳ năm 2022./.