Với 2 phiên giảm nhẹ đầu tuần và 3 phiên tăng nhẹ cuối tuần, thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua phần nào khởi sắc trở lại sau 2 tuần mất điểm liên tục liền trước. Chỉ số VN-Index đóng cửa phiên cuối tuần tại 1.059,31 điểm, tăng nhẹ hơn +4 điểm (+0,38%) và tăng 5,19% từ đầu năm.

Thị trường chứng khoán: Lực bán suy yếu, dòng vốn ETF phần nào khởi sắc

Tính trong cả tuần, thị trường chung phân hóa với trạng thái cân bằng với 190 mã tăng và 177 mã giảm. Các chỉ số vốn hóa thành phần cùng tăng nhẹ, cụ thể chỉ số VN30 tăng +0,5% còn chỉ số VNMidcap và VNSmallcap tăng +0,4% và +1%.

Độ rộng ở riêng rổ VN30 tích cực hơn thị trường chung với 22 mã tăng và chỉ 8 mã giảm, mặc dù vậy 2 mã bất động sản đầu ngành giảm khá mạnh là VHM -4,63% và NVL -15,27% khiến nỗ lực hồi phục của chỉ số và cả thị trường chung bị hạn chế.

Thị trường chứng khoán: Lực bán suy yếu, dòng vốn ETF phần nào khởi sắc

Với mức giảm -1,8% điểm số, nhóm Bất động sản đi xuống mạnh nhất trong tuần qua và có tuần đi xuống thứ 3 liên tiếp. Ngược lại, điểm số nhóm Năng lượng tăng tốt nhất +5,1% mặc dù giá dầu hạ nhiệt. Các nhóm chiếm tỷ trọng vốn hóa lớn khác cũng tăng lại khá tích cực như Tài chính +1%, Hàng tiêu dùng không thiết yếu +1,8%, Tiện ích +1,5%, Nguyên vật liệu +1,3%... Theo đó, động lực chính cho tuần phục hồi nhẹ này đến từ các mã BID +6,6%, TCB +3,1%, HPG +2,4%, CTG +1,89%, GAS +1%, ACB +2,5%, MWG +2,7%, ...

Thị trường chứng khoán: Lực bán suy yếu, dòng vốn ETF phần nào khởi sắc
Sau tín hiệu suy yếu từ tuần liền trước, dòng tiền vào thị trường từ khối nước ngoài đã quay lại bán ròng -539 tỷ đồng. Qua kênh khớp lệnh, đây là tuần bán ròng đầu tiên của khối ngoại từ giữa tháng 11/2022 đến nay.

Trong khi đó, thanh khoản thị trường chứng khoán tiếp tục đi xuống cho thấy sự thu hẹp của cả chiều mua lẫn chiều bán. Giá trị giao dịch khớp lệnh đạt trung bình 7,2 nghìn tỷ đồng một phiên trên HOSE, giảm -9,3% và là tuần giảm thứ 2 liên tiếp. Thanh khoản giảm mạnh nhất ghi nhận ở nhóm VN30 với giá trị giao dịch chỉ đạt 3 nghìn tỷ đồng/phiên, kém hơn 18% so với tuần giao dịch trước, trong khi giá trị giao dịch ở nhóm VNMidcap và VNSmallcap đi ngang.

Thị trường chứng khoán: Lực bán suy yếu, dòng vốn ETF phần nào khởi sắc

Nhóm cổ phiếu được giao dịch sôi động nhất, duy trì ở 3 mã là STB (2,4 nghìn tỷ đồng), HPG (1,9 nghìn tỷ đồng) và VPB (1,6 nghìn tỷ đồng); bên cạnh đó là sự vươn lên của NVL (1,5 nghìn tỷ đồng) và HSG (1,4 nghìn tỷ đồng).

Thị trường chứng khoán: Lực bán suy yếu, dòng vốn ETF phần nào khởi sắc

Sau tín hiệu suy yếu từ tuần liền trước, dòng tiền vào thị trường từ khối nước ngoài đã quay lại bán ròng -539 tỷ đồng. Qua kênh khớp lệnh, đây là tuần bán ròng đầu tiên của khối ngoại từ giữa tháng 11/2022 đến nay.

STB cũng bị đảo chiều từ mua ròng sang dẫn đầu nhóm bán ròng với giá trị -318 tỷ đồng, theo theo sau là các mã bất động sản DXG -161 tỷ đồng, VIC -147 tỷ đồng, VHM -133 tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán: Lực bán suy yếu, dòng vốn ETF phần nào khởi sắc
Ngưỡng hỗ trợ 1.050 điểm trên chỉ số VN-Index cho thấy khá vững. Mặc dù khối ngoại bán ròng nhưng tập trung phần lớn ở STB, một vài mã bất động sản và chưa cho thấy tín hiệu tiêu cực nào khác.

Tín hiệu từ dòng vốn qua các quỹ ETF lại phần nào cho thấy tích cực hơn khi vào ròng +380 tỷ đồng, tăng so với mức +210,6 tỷ đồng ở tuần liền trước. Hai quỹ ETF đang hút dòng tiền tốt nhất là FTSE Vietnam và VFM VN30 ETF, tương ứng +227 tỷ đồng và +139 tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán: Lực bán suy yếu, dòng vốn ETF phần nào khởi sắc

Như vậy, tuần qua là tuần gần như đi ngang và không nhiều biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngưỡng hỗ trợ 1.050 điểm trên chỉ số VN-Index cho thấy khá vững. Mặc dù khối ngoại bán ròng nhưng tập trung phần lớn ở STB, một vài mã bất động sản và chưa cho thấy tín hiệu tiêu cực nào khác.

Trong khi đó, với độ rộng nghiêng nhiều hơn về số mã tăng cho thấy diễn biến tích cực hơn thị trường chung của nhóm VN30 và bên cạnh đó là tín hiệu khởi sắc lại từ dòng vốn ETF có thể giúp thị trường tiếp tục đạt được trạng thái cân bằng trong tuần giao dịch tới./.