Phát triển cụm liên kết ngành cấp quốc gia và cấp tỉnh Phát triển kinh tế vùng để các địa phương "nắm tay nhau" phát triển Tạo cơ chế thu hút đầu tư phát triển kinh tế vùng Đông Bắc Bộ

Ưu tiên cho đầu tư du lịch theo hình thức PPP

Đại biểu Nguyễn Hải Anh (đoàn Đồng Tháp) nêu câu hỏi về giải pháp thúc đẩy hợp tác với các nước để sớm phục hồi thị trường du lịch. Đại biểu Đôn Tuấn Phong (An Giang) chất vấn Bộ trưởng về giải pháp cơ bản để phát triển du lịch quốc tế vào Việt Nam một cách bền vững.

Trả lời các câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, sau khi chịu nhiều thiệt hại do đại dịch Covid-19, đến nay ngành du lịch đã có chiều hướng khả quan, trong đó du lịch nội địa là bước đà để phát triển. Tuy nhiên, việc thu hút khách quốc tế vẫn còn khó khăn. Do chính sách phòng, chống dịch bệnh ở các quốc gia khác nhau, nên việc đón khách nước ngoài còn gặp một số vướng mắc.

Theo Bộ trưởng, cần có thời gian để kết nối với khách hàng truyền thống và cũng cần phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách tham quan. Việt Nam về cơ bản đã sẵn sàng đón khách du lịch quốc tế, tuy nhiên vẫn cần khắc phục một số khó khăn mang tính tình thế. Bộ trưởng cũng kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục cho kéo dài thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động trong lĩnh vực này để góp phần giúp các doanh nghiệp du lịch vượt qua những khó khăn.

Bộ trưởng Trần Văn Hùng
Bộ trưởng Bộ VH, TT & DL Trần Văn Hùng

Tranh luận với Bộ trưởng, đại biểu Điểu Huỳnh Sang (đoàn Bình Phước) nêu thực tế hiện nay,

Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (Ninh Bình) cho biết Nghị quyết số 08 ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã đề ra 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, trong đó có việc ban hành chính sách điều chỉnh giá điện áp dụng cho các cơ sở lưu trú du lịch ngang bằng với giá điện sản xuất, có chính sách phù hợp về thuế và tiền thuê đất đối với dự án du lịch có hệ số sử dụng đất cho xây dựng thấp và hạn chế về chiều cao. Tuy nhiên, đến nay thì những chính sách này chưa được ban hành để thực hiện. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng có giải pháp tham mưu cho Chính phủ để sớm ban hành và thực hiện chính sách này.

các cơ chế để thu hút nguồn lực đầu tư phát triển du lịch chưa thực sự tạo được một cú hích lớn, việc huy động nguồn lực xã hội hóa đầu tư vào du lịch hiện nay cũng còn rất hạn chế. Chúng ta cũng chưa có cơ chế đảm bảo được sự chia sẻ lợi ích hài hòa với cộng đồng dân cư địa phương. Vì vậy, đại biểu Điểu Huỳnh Sang đề nghị Bộ trưởng có những giải pháp cụ thể trong thời gian tới để nhằm thúc đẩy du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT&DL) cho biết có những di tích văn hóa được doanh nghiệp quan tâm và tự tìm đến đầu tư khi họ thấy được lợi ích. Tuy nhiên đối với những di tích như di tích lịch sử cách mạng thì doanh nghiệp chưa mặn mà lắm. Do đó, Bộ sẽ tiếp tục trao đổi để xem xét và sẽ sử dụng các nguồn lực khác thay vì nguồn lực nhà nước như nguồn lực từ vận động tài trợ để làm. Đồng thời Bộ cũng kiến nghị với Chính phủ để ưu tiên đầu tư theo hình thức PPP.

Thiếu cơ chế về cấp chỉ huy vùng

Một vấn đề khác trong phát triển du lịch là tính liên kết giữa các ngành, vùng. Đại biểu Trần Chí Cường (đoàn Đà Nẵng) đặt câu hỏi với Bộ trưởng về giải pháp để giải quyết bài toán liên kết trong hoạt động du lịch.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, Nghị quyết của Đảng đã đề ra vấn đề về vùng và kinh tế vùng nhưng trong thể chế chưa có cấp chỉ huy vùng. Điều này dẫn đến trong không gian kinh tế bị chia cắt bởi địa giới hành chính. Thời gian qua, ngành đã chủ động tạo ra sự kết nối và liên kết. Kết nối ở đây không chỉ giữa chính quyền với chính quyền mà thông qua chính quyền để dẫn dắt doanh nghiệp kết nối. Ở góc độ du lịch, Bộ VH, TT&DL cũng đang phát huy, song kết quả là sự liên kết trên tinh thần chủ động tự nguyện.

Đại biểu Trần Chí Cường
Đại biểu Trần Chí Cường nêu câu hỏi chất vấn

Cũng liên quan đến việc liên kết, đại biểu Trình Lam Sinh (An Giang) chất vấn về liên kết giao thông trong phát triển ngành du lịch. Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng chia sẻ du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, không đơn thuần chỉ là du lịch mà phải được kết nối, liên kết với giao thông, với công thương, nông nghiệp và tất cả các ngành nghề khác để tạo ra sản phẩm du lịch tốt. Vì vậy, Bộ rất quan tâm đến việc liên kết giao thông thuận lợi.

Đối với thị trường quốc tế, ngành hàng không được xác định là ưu tiên số một, nhưng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đến nay vẫn chưa mở lại tất cả các đường bay đi đến các quốc gia, vùng lãnh thổ. Đường bay nội địa tuy tăng trưởng vượt bậc nhưng không phải địa phương nào cũng có nên phụ thuộc vào tần suất bay, chuyến bay.

Bên cạnh đó, với giao thông đường bộ, Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư các dự án giao thông để kết nối các vùng kinh tế trọng điểm… “Trách nhiệm của Bộ VH, TT&DL là tham mưu trong công tác chỉ đạo để thực hiện liên kết. Tuy nhiên, hiện chưa có khuôn khổ pháp lý về cơ chế liên kết vùng mà chỉ có sự liên kết với nhau để cùng các thế mạnh của từng vùng và du lịch. Bộ VH, TT&DL đã phân công cho các cơ quan chuyên môn để theo dõi các lĩnh vực này, kết nối điểm đầu ra, đầu vào, kết nối tour, tuyến, kết nối các điểm đến của du lịch và thông qua các giám đốc Sở Du lịch để tham mưu và ký kết thực hiện…”- Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho hay.

7 nhóm giải pháp đào tạo nhân lực cho du lịch

Tham gia trả lời về đào tạo nghề cho ngành du lịch, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết chúng ta đã có nhiều chính sách nhằm phục hồi lao động lĩnh vực du lịch, dịch vụ, các chính sách giữ chân, thu hút người lao động quay trở lại, hỗ trợ đào tạo lực lượng lao động tại chỗ.

Về giải pháp căn cơ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chỉ ra 7 nhóm giải pháp, cụ thể: Đào tạo kiến thức, kỹ năng chuyên môn, năng lực tự chủ và thích ứng dần kỹ năng mới; triển khai mạnh mẽ hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và khu vực, tiến tới công nhận Bộ tiêu chuẩn nghề ASEAN được Tổ chức thi cấp Chứng chỉ nghề quốc gia ASEAN hướng tới các hoạt động du lịch hướng dẫn bài bản, chuyên nghiệp, đủ năng lực cạnh tranh; có chính sách thu hút nhân lực và học, làm việc đi đôi với nâng cao năng lực hệ thống đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao chất lượng; quy hoạch liên kết đồng bộ giữa trung ương, địa phương, các ngành gắn kết doanh nghiệp lữ hành với nhà trường; phát triển du lịch, đa dạng hóa các hình thức học tập, đào tạo, mở rộng địa bàn đào tạo; tuyên truyền, tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên…