tổng cục hải quan

Bảng thống kê kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam tính từ đầu năm đến 15/3. Nguồn TCHQ

Về xuất khẩu, kim ngạch trong nửa đầu tháng 3 đạt hơn 7,81 tỷ USD, tăng 8,3% so với nửa cuối tháng trước do biến động tăng mạnh ở một số nhóm hàng sau: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 19,1% (tăng 167 triệu USD); hàng dệt may tăng 19%, (tăng 160 triệu USD); điện thoại các loại và linh kiện tăng 9,2% (tăng 110 triệu USD); gạo tăng 64,6%, tương ứng tăng 49 triệu USD….

Bên cạnh đó, có một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực giảm, đáng chú ý, như: sắt thép các loại giảm 48,5% (giảm 76 triệu USD); dầu thô giảm 43,3% (giảm 54 triệu USD); cao su giảm 20,7% (giảm 18 triệu USD)…

Về nhập khẩu, kim ngạch đạt hơn 8,79 tỷ USD, tăng 28,8% so với nửa cuối tháng trước do tăng mạnh ở một số nhóm hàng sau: máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác tăng 33,8%, (tăng 391 triệu USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 22,7% (tăng 249 triệu USD); vải các loại tăng 49,3% (tăng 144 triệu USD); xăng dầu các loại tăng 55,5% (tăng 124 triệu USD); điện thoại các loại và linh kiện tăng 24,7% (tăng 107 triệu USD)…

Với kết quả này, tính đến hết ngày 15/3, tổng kim ngạch XNK của cả nước đạt gần 72,26 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2016. Cán cân thương mại hàng hóa của cả nước từ đầu năm đến hết ngày 15/3 thâm hụt gần 1,81 tỷ USD.

Đáng chú ý là khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (DN FDI) vẫn nắm vai trò chủ đạo trong hoạt động XNK từ đầu năm đến nay.

Cụ thể, DN FDI đạt kim ngạch XNK hơn 46,64 tỷ USD, tăng 18%, tương ứng tăng gần 7,11 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2016. Cán cân thương mại hàng hóa của khối DN FDI thặng dư gần 2,68 tỷ USD./.

Ngọc Linh