Theo báo cáo do Deloitte mới đưa ra, hầu hết người tiêu dùng Việt Nam ở khu vực thành thị đã quen với thói quen tiêu dùng trên nhiều kênh: Các cửa hàng truyền thống, website của nhãn hàng, nền tảng trao đổi của bên thứ ba và ứng dụng giao đồ ăn, sau khi cân nhắc các yếu tố về thời gian giao hàng, giá cả, khuyến mãi và ưu đãi…

Báo cáo cũng đề cập đến tác động của Covid-19 đến phân khúc hàng tạp hóa và phân khúc không phải hàng tạp hóa, cũng như cách mà các mô hình bán lẻ vận động và phát triển. Đối với phân khúc không phải hàng tạp hóa, báo cáo cung cấp doanh số bán hàng theo từng nhóm hàng hóa và chỉ ra thực tế vị trí các cửa hàng bán lẻ/trung tâm thương mại ảnh hưởng đến hành vi mua các mặt hàng này.

Deloitte Việt Nam: Đang có cơ hội cho phát triển bán lẻ đa kênh
Xu hướng tiêu dùng đang hướng đến việc sử dụng nhiều kênh khách nhau. Ảnh: T.L
Nhiều giải pháp đã được triển khai để kênh Bancassurance phát triển nhanh nhưng bền vững Chính sách tài khóa "khoan thư sức dân" đã tạo "cú hích" mạnh mẽ cho phục hồi, phát triển kinh tế

Báo cáo có phân tích sâu hơn về phân khúc hàng tạp hóa. Người tiêu dùng, đặc biệt nhóm có thói quen mua hàng tại các cửa hàng tạp hóa truyền thống, đã thay đổi hành vi mua sắm, chuyển sang các kênh bán lẻ hàng tạp hóa khác như cửa hàng tiện lợi, siêu thị, siêu thị lớn, với nhiều thay đổi đáng chú ý về kênh bán hàng.

Cửa hàng tiện lợi có trên nhiều kênh: Ngay trong đại dịch, nhiều chuỗi cửa hàng tiện lợi đã nhanh chóng phát triển và xuất hiện trên nhiều kênh trong đó có cả các nền tảng giao đồ ăn. Nhiều thương hiệu đã phát triển và cho ra mắt ứng dụng điện thoại độc quyền để tương tác trực tiếp với khách hàng. Xét về thị phần, các chuỗi cửa hàng nước ngoài “thống trị” phân khúc cửa hàng tiện lợi của Việt Nam, với bốn trong số năm thương hiệu hàng đầu thuộc sở hữu của các công ty đa quốc gia nước ngoài.

Các xu hướng cần quan sát

Đại diện Deloitte cho biết, lĩnh vực bán lẻ của Việt Nam dự kiến sẽ phục hồi nhanh chóng trong thời gian tới. Một số thói quen tiêu dùng gắn với mô hình đa kênh sẽ không chỉ là tạm thời, mà sẽ trở thành thói quen lâu dài, khi người tiêu dùng quen với sự tiện lợi mà mô hình này đem lại. Theo đó, có hai xu hướng tiếp tục phát triển trong thời gian tới có ảnh hưởng sâu rộng đến thị trường bán lẻ - đó là: Việc sử dụng ví điện tử và thanh toán không tiền mặt tiếp tục được đẩy nhanh, thương mại điện tử trong lĩnh vực bán buôn sẽ có sự tăng trưởng đáng kể.

Các siêu thị lớn ngày càng trở nên phổ biến khi mua số lượng lớn và nhiều loại hàng hóa: Trong đại dịch, phân khúc siêu thị lớn đã tận dụng xu hướng chuyển dịch sang các kênh kỹ thuật số bằng cách mở rộng sự hiện diện trên các nền tảng thương mại điện tử và thương mại di động. Hiện nay, các công ty đa quốc gia nước ngoài tiếp tục chiếm ưu thế phân khúc siêu thị lớn, một số siêu thị lớn sử dụng các loại sản phẩm độc đáo của riêng họ như một lợi thế cạnh tranh.

Các siêu thị tận dụng các sản phẩm nhãn hiệu riêng và các mẫu mã nhỏ hơn: Phân khúc siêu thị đã được hưởng lợi từ sự thay đổi chi tiêu của người tiêu dùng – giảm bớt việc mua sắm tại các nhà bán lẻ tạp hóa truyền thống trong thời kỳ đại dịch. Hơn nữa, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến giá cả, các chuỗi siêu thị cũng đã tận dụng điểm này để bán các sản phẩm nhãn hiệu riêng của họ với mức giá ưu đãi.