Cuộc làm việc đầu tiên

Cuộc làm việc đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sau Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV, là với Kiểm toán Nhà nước (KTNN), để thể hiện sự quan tâm, coi trọng vai trò của KTNN, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng tới xây dựng nền hành chính công lành mạnh, phục vụ xây dựng và phát triển đất nước, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Cuộc làm việc đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sau Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV là với Kiểm toán Nhà nước, ngày 12/8/2021.
Cuộc làm việc đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sau Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV là với Kiểm toán Nhà nước, ngày 12/8/2021.

Nhắc lại tại Kỳ họp thứ Nhất, lần đầu tiên Quốc hội quyết định tiến hành giám sát tối cao về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2022. Chủ tịch Quốc hội cho rằng thực tế cho thấy, lãng phí ở nhiều lĩnh vực như đất đai, tài nguyên, dự án treo… hậu quả còn lớn hơn cả tham nhũng. Đặc biệt, trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và tác động nghiêm trọng lên toàn bộ đời sống kinh tế xã hội ở Việt Nam, thì càng phải đẩy mạnh tiết kiệm, chống lãng phí. Người đứng đầu Quốc hội nêu rõ yêu cầu với KTNN phải đặc biệt quan tâm kiểm toán trong lĩnh vực này, không chỉ để phục vụ cho giám sát tối cao của Quốc hội mà còn nhằm tạo chuyển biến căn bản trong thời gian tới.

Để đảm bảo cho “bảo kiếm” của Quốc hội khi tuốt ra phải sắc, đúng, trúng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: “Kiểm toán Nhà nước phải “nghệ tinh, tâm sáng”. KTNN là cơ quan do Quốc hội thành lập nhưng hoạt động độc lập, chỉ tuân theo pháp luật và phục vụ cho lợi ích chung của đất nước, Nhân dân là trước hết, trên hết. KTNN phải xác định rõ địa vị pháp lý và tâm thế của mình, vừa đấu tranh với sai phạm, tiêu cực vừa phải ghi nhận, nhân rộng các điển hình tốt trong quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính công. KTNN phải là cơ quan kiểm tra tài chính, tài sản công có trách nhiệm và uy tín rất cao”.

Qua kiểm toán phát hiện nhiều thất thoát, lãng phí trong sử dụng đất đai.
Qua kiểm toán phát hiện nhiều thất thoát, lãng phí trong sử dụng đất đai.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng lưu ý, KTNN cần tiếp tục đa dạng hóa các hình thức công khai kết quả kiểm toán theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong tổ chức, hoạt động của KTNN. Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các kết luận của KTNN; phân tích, đánh giá nguyên nhân việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN chưa triệt để và có giải pháp khắc phục tình trạng này. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông báo chí nhằm lan tỏa thông tin, nâng cao vị thế của KTNN và nâng cao tính hiệu lực của kiến nghị của KTNN.

Lần chủ động đầu tiên

Năm 2021, KTNN đã kết thúc 180/192 đoàn kiểm toán, phát hành 154 báo cáo kiểm toán. Các cuộc kiểm toán kết thúc cơ bản thực hiện đạt mục tiêu, tiến độ đề ra và phát hành báo cáo kiểm toán đúng quy định. Tổng hợp kết quả kiểm toán đến 15/12/2021 đối với 154 báo cáo kiểm toán đã phát hành, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 67.055 tỷ đồng, trong đó tăng thu ngân sách nhà nước (NSNN) 7.486 tỷ đồng, giảm chi NSNN 10.221 tỷ đồng và kiến nghị khác 43.895 tỷ đồng.

Năm 2021, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã kết thúc 180/192 đoàn kiểm toán, phát hành 154 báo cáo kiểm toán. Các cuộc kiểm toán kết thúc cơ bản thực hiện đạt mục tiêu, tiến độ đề ra và phát hành báo cáo kiểm toán đúng quy định. Tổng hợp kết quả kiểm toán đến 15/12/2021 đối với 154 báo cáo kiểm toán đã phát hành, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 67.055 tỷ đồng, trong đó tăng thu ngân sách nhà nước (NSNN) 7.486 tỷ đồng, giảm chi NSNN 10.221 tỷ đồng và kiến nghị khác 43.895 tỷ đồng.

Trong năm này, KTNN đã chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra để điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định 1 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán, là dấu hiệu trốn thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty TNHH Khu đô thị Du lịch biển Phan Thiết. Ngoài ra, KTNN kiến nghị hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới 130 văn bản pháp luật không phù hợp.

KTNN đã chủ động gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chính phủ, các đại biểu Quốc hội báo cáo đánh giá tình hình thực hiện NSNN năm 2021, dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022 để Quốc hội xem xét, quyết định. Đặc biệt, lần đầu tiên, KTNN chủ động có ý kiến về các dự án quan trọng quốc gia. Theo đó, năm 2021, KTNN đã có báo cáo thể hiện rõ quan điểm của mình với Quốc hội, UBTVQH về việc xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 và được UBTVQH ghi nhận, đánh giá cao.

Không đánh trống bỏ dùi

Với quyết tâm đổi mới mạnh công tác giám sát để thực sự trở thành chỗ dựa vững chắc của người dân, cùng với việc tạo áp lực cao nhất cho “bảo kiếm” Kiểm toán Nhà nước phải càng trở nên sắc bén, Quốc hội khóa XV huy động tổng lực cho “mặt trận” giám sát. Ngoài các cuộc giám sát chuyên đề và giám sát tối cao như thường lệ, lần đầu tiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét kết quả công tác dân nguyện của Quốc hội tại phiên họp hàng tháng để xử lý dứt điểm những vụ việc tồn đọng kéo dài, không để phát sinh các vụ việc mới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh yêu cầu công tác dân nguyện hàng tháng phải chỉ rõ trách nhiệm cụ thể từ trung ương đến địa phương liên quan đến những vụ việc cụ thể của người dân. Phải làm đến nơi đến chốn, không “đánh trống bỏ dùi”, không để tái diễn tình trạng nêu ra vụ việc khiếu nại, kiến nghị của người dân thì nhiều nhưng phương án, kế hoạch giải quyết thì ít, trách nhiệm thì chung chung, không cá thể hóa được trách nhiệm cho tập thể, cho cá nhân.

Dẫu vậy, để bảo kiếm thực sự sắc bén, Chủ tịch Quốc hội cũng như các ủy viên UBTVQH thường xuyên đặt ra những áp lực để cơ quan này phải quyết liệt, mãnh mẽ hơn nữa. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Nguyễn Phú Cường nêu tỷ lệ thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN 3 năm trở lại đây đều thấp, năm 2018 là 51,3%, 2019 là 53,9%; 2020 là 49,9% và năm 2021 còn thấp hơn so với các năm trước. Ông Cường yêu cầu phải làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, đồng thời cung cấp cho UBTVQH danh sách cụ thể các cơ quan, đơn vị không thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị của KTNN qua từng năm. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga thì thấy năm 2021, KTNN chỉ chuyển cơ quan điều tra xử lý một vụ là rất ít, có biểu hiện thiên về xử lý hành chính và “nhẹ tay”, trong khi sai phạm được phát hiện ra nhiều.

Thời gian ngắn nhất, quy mô lớn nhất

Cuộc kiểm toán việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phòng chống dịch Covid-19 và các chính sách hỗ trợ tại 9 bộ ngành, 32 địa phương, được tiến hành từ ngày 16/2 đến 31/3/2022, kết quả báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp diễn ra vào tháng 5 tới. Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm toán tại 9 bộ, ngành, cơ quan trung ương gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Lao động - thương binh và xã hội, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và 32 địa phương.

Nội dung kiểm toán tập trung vào việc tham mưu, ban hành các văn bản, chính sách liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19; công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tổng kết đánh giá việc thực hiện các chỉ đạo, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19; việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 và các chính sách hỗ trợ. Thời kỳ được kiểm toán là năm 2020 - 2021 và các thời kỳ trước sau có liên quan. Theo Tổng Kiểm toán Nhà nước Trần Sỹ Thanh, đây là cuộc kiểm toán chuyên đề có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, chưa có tiền lệ, lại trong thời gian rất ngắn và đòi hỏi phải rất cụ thể, chính xác, phản ánh đúng công sức và kết quả trong phòng chống dịch.