Quản trị và kiểm soát rủi ro pháp lý trong hoạt động của doanh nghiệp

Nhận diện và nguyên nhân dẫn đến rủi ro pháp lý

Pháp lý doanh nghiệp hiểu một cách thực tiễn là pháp luật điều chỉnh hoạt động và kinh doanh của doanh nghiệp trong quan hệ đối nội và đối ngoại. Rủi ro pháp lý trong kinh doanh là rủi ro xảy ra bởi các hành vi pháp lý trong quá trình kinh doanh. Khi sự kiện pháp lý xảy ra, doanh nghiệp có nguy cơ thiệt hại về mặt vật chất (tài sản, tiền bạc) hoặc tổn hại tinh thần, mất uy tín, thương hiệu, thậm chí người vi phạm có thể phải chịu hình phạt tù.

Rủi ro pháp lý trong hoạt động của doanh nghiệp
Nhận diện và kiểm soát rủi ro pháp lý là nguyên tắc quan trọng trong quản trị doanh nghiệp

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro pháp lý phát sinh từ việc không biết, thực hiện không đúng hoặc không thực hiện quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh. Khác với rủi ro khi vi phạm quy định nội bộ/chuyên môn tại doanh nghiệp, người vi phạm chỉ phải chịu trách nhiệm trước người đứng đầu doanh nghiệp và trước doanh nghiệp.

Rủi ro pháp lý khiến cho người liên quan phải đối mặt với các trách nhiệm trước pháp luật, trước nhà nước, thậm chí có thể bị án phạt tù. Do vậy, các nhà quản trị cấp cao, nhất là ở những quốc gia phát triển thường áp dụng chính sách không khoan nhượng khi cán bộ, nhân viên có những hành vi vi phạm pháp luật, đây là hành vi có thể ảnh hưởng rất nặng nề đến doanh nghiệp, dù thực hiện bởi một hoặc nhiều cá nhân. Đó là lý do rủi ro pháp lý nên được phòng tránh tuyệt đối chứ không thể chấp nhận hoặc bỏ qua như các rủi ro khác.

Rủi ro pháp lý khiến cho người liên quan phải đối mặt với các trách nhiệm trước pháp luật, trước nhà nước, thậm chí có thể bị án phạt tù. Do vậy, các nhà quản trị cấp cao, nhất là ở những quốc gia phát triển thường áp dụng chính sách không khoan nhượng khi cán bộ, nhân viên có những hành vi vi phạm pháp luật, đây là hành vi có thể ảnh hưởng rất nặng nề đến doanh nghiệp, dù thực hiện bởi một hoặc nhiều cá nhân.

Các loại rủi ro pháp lý thường gặp trong kinh doanh

Rủi ro pháp lý do vi phạm pháp luật hình sự

Đây là khả năng doanh nghiệp và/hoặc người quản lý/điều hành/làm việc trong doanh nghiệp vi phạm quy định cấm trong Bộ luật Hình sự dẫn đến bị khởi tố, điều tra, xét xử và phải gánh chịu hình phạt như: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân thậm chí tử hình; hình phạt bổ sung là: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, chịu sự quản chế, tước một số quyền công dân, tịch thu tài sản.

Ví dụ: cấm trốn thuế và các tội trốn thuế, cấm buôn bán hàng giả và tội buôn bán hàng giả, cấm gây ô nhiễm môi trường và tội gây ô nhiễm môi trường…

Rủi ro pháp lý trong xử phạt hành chính

Có thể thấy xử phạt hành chính là một loại chế tài nghiêm khắc và phổ biến. Nhà nước thường áp dụng với cá nhân, doanh nghiệp khi vi phạm pháp luật mà tính chất nguy hiểm chưa đến mức tội phạm. Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định cụ thể: “Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật”.

Rủi ro pháp lý trong hoạt động của doanh nghiệp
Tác giả bài viết là một trong những luật sư chuyên nghiên cứu thực tiễn, tư vấn cho các doanh nghiệp và giảng dạy tại Học viện Tư pháp

Chế tài của xử phạt hành chính thường là cảnh cáo, phạt tiền và áp dụng các hình thức phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính; trục xuất người nước ngoài.

Rủi ro pháp lý trong quan hệ với đối tác

Đối tác của doanh nghiệp thường bao gồm các khách hàng, nhà cung cấp, các bên liên doanh, liên kết, hợp tác trong kinh doanh. Quan hệ giữa doanh nghiệp với đối tác là quan hệ dân sự, dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm. Rủi ro pháp lý phổ biến khi quan hệ với đối tác là rủi ro trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng.

Rủi ro pháp lý từ khách hàng thường phát sinh từ quan hệ hợp đồng, giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ, thi công xây dựng, tư vấn, chuyển nhượng, thuê/vay. Rủi ro pháp lý trong quan hệ với đối tác thường phát sinh từ hợp đồng: hợp tác đầu tư, liên doanh - liên kết, nhượng quyền thương mại, đại lý, vay/thuê, góp vốn, hợp tác kinh doanh.

Ngoài ra, một loại rủi ro đặc thù trong quan hệ đối tác là rủi ro về quyền sở hữu trí tuệ trong kinh doanh, đây là loại tài sản vô hình của doanh nghiệp nhưng rủi ro liên quan có thể dẫn đến thiệt hại lớn về uy tín, vật chất, tài sản của doanh nghiệp. Để kiểm soát rủi ro hiệu quả thì cần phân loại và đánh giá đúng bản chất giao dịch với từng nhóm đối tác để nhận diện chính xác mức độ rủi ro, từ đó có các giải pháp ngăn ngừa rủi ro phù hợp.

Rủi ro pháp lý trong quan hệ nội bộ doanh nghiệp

Ở nội dung này, chúng ta có thể hiểu là các quan hệ nội bộ doanh nghiệp thường là quan hệ giữa các thành viên, cổ đông (nhà đầu tư góp vốn) với cán bộ quản lý điều hành và quan hệ giữa doanh nghiệp với người lao động. Rủi ro nội bộ doanh nghiệp thường gồm 3 loại: (i) tranh chấp cổ đông, cổ phần, lợi ích giữa các nhà đầu tư; (ii) tranh chấp giữa nhà đầu tư/chủ sở hữu với cán bộ lãnh đạo; và (iii) tranh chấp lao động giữa doanh nghiệp và người lao động.

Khi xảy ra tranh chấp, kiện tụng về quan hệ nội bộ sẽ kéo theo những hệ lụy tiêu cực cho doanh nghiệp như cổ đông kiện cán bộ điều hành, cán bộ quản lý kiện nhau và người lao động kiện doanh nghiệp. Nhiều công ty đã thua lỗ, giải thể, phá sản không phải vì kinh doanh kém mà vì những cuộc nội chiến tương tàn trong doanh nghiệp.

Rủi ro trong quan hệ với đối tác khá phổ biến

Quan hệ giữa doanh nghiệp với đối tác là quan hệ dân sự, dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm. Rủi ro pháp lý phổ biến khi quan hệ với đối tác là rủi ro trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng.

(còn tiếp)