TP. Hồ Chí Minh: Không có chuyện thị trường bất động sản 'giậm chân tại chỗ'
Toàn cảnh buổi họp báo tại Trung tâm báo chí TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: TTBC cung cấp

Còn đối với dự án mới được phép mở bán, trong 2 tháng đầu năm, Sở Xây dựng thành phố nhận được 2 hồ sơ đề nghị thông báo đủ điều kiện huy động vốn, tuy nhiên qua xem xét thì cả 2 dự án đều chưa đủ điều kiện. Như vậy, dự án mới mong muốn mở bán là có nhưng chưa đủ điều kiện theo quy định.

Đại diện Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh cũng cho biết, 2 tháng đầu năm 2024, doanh thu kinh doanh bất động sản tăng 20,1% so với cùng kỳ năm trước (số liệu của Cục Thống kê). Do đó, nguyên nhân chưa phải hoàn toàn do lo ngại tâm lý thị trường chưa hồi phục, nguồn cung của từng loại hình nhà ở sẽ do lực cầu của thị trường quyết định và chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Về giải pháp khơi thông nguồn cung, từ nửa cuối năm 2023, TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Trong đó, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành, quận, huyện và TP. Thủ Đức thực hiện các nội dung trọng tâm thuộc trách nhiệm của đơn vị mình để cùng tháo gỡ các vướng mắc trong các dự án nhà ở và bất động sản trên địa bàn thành phố./.

Trước đó, TP. Hồ Chí Minh cũng thành lập tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư do Chủ tịch UBND thành phố Phan Văn Mãi làm tổ trưởng và tổ phó là giám đốc các sở, ngành. Đồng thời, UBND TP. Hồ Chí Minh đã thống nhất hướng giải quyết là phân nhóm các dự án cùng vướng mắc cụ thể, giao trách nhiệm trực tiếp cho các sở, ngành chủ trì tháo gỡ. Trường hợp có vướng mắc vượt thẩm quyền thì báo cáo UBND thành phố xem xét quyết định.