Thận trọng điều hành, tránh tăng bội chi và nợ công

Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã triển khai nhiều giải pháp để cơ cấu lại ngân sách nhà nước (NSNN). Cơ cấu hợp lý khiến bội chi và tỷ lệ nợ công/GDP giảm đã tạo dư địa cho chính sách tài khóa, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và cơ cấu lại nền kinh tế.

Thu NSNN đã tăng lên, tỷ trọng động viên vào NSNN đạt bình quân trên 25% GDP giai đoạn 2016 - 2020 (giai đoạn 2011 - 2015 là 23,6% GDP), tạo thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là đầu tư vào các vùng kinh tế trọng điểm, có tác dụng lan tỏa. Cơ cấu thu ngân sách đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng thu nội địa. Nếu như giai đoạn 2011 - 2015, tỷ lệ thu nội địa bình quân là 68,7% thì đến năm 2020, tỷ trọng thu nội địa đạt 85,4%; giảm tỷ trọng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu theo lộ trình cắt giảm thuế quan nhằm mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên, cán cân thương mại chuyển từ thâm hụt sang thặng dư.

Nguồn: Quốc Hội
Nguồn: Quốc Hội

Năm 2021, mặc dù kinh tế tăng trưởng thấp, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, Chính phủ lại có nhiều khoản miễn giảm về thuế, phí cho các chủ thể trong nền kinh tế, nên nguồn thu từ nền kinh tế giảm, nhưng thu NSNN cả năm ước đạt và vượt dự toán. Sở dĩ, thu NSNN đảm bảo là do Bộ Tài chính thực hiện hiệu quả các giải pháp về thu ngân sách.

Tuy nhiên, theo dự báo trong năm 2022 sẽ còn gặp nhiều khó khăn, khi dịch bệnh chưa kiểm soát triệt để, nền kinh tế còn chưa thực sự bền vững. Đây cũng là thách thức đối với ngành Tài chính, nhất là khi nguồn thu năm 2022 tăng khoảng 3,4% so với ước thực hiện năm 2021 và chiếm khoảng 15,1% GDP.

Trong năm 2021, để hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân vượt qua đại dịch, NSNN đã chi các gói hỗ trợ ước khoảng 10,5 tỷ USD, tương đương 2,85% GDP. Trong năm 2022, dự toán chi cân đối NSNN là 1.784,6 nghìn tỷ đồng, tăng 4,5% so dự toán năm 2021 và mức bội chi là 372,9 nghìn tỷ đồng, tương ứng khoảng 4% GDP. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 21 - 22% tổng thu NSNN. Đến cuối năm 2022, nợ công khoảng 43 - 44% GDP. Như vậy, theo nhiều chuyên gia kinh tế, cần điều hành chính sách tài chính - NSNN một cách thận trọng, giữ bội chi và nợ công trong ngưỡng an toàn, thậm chí thấp hơn mục tiêu đề ra để đảm bảo đạt mục tiêu cả giai đoạn.

Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, việc giữ vững các cân đối vĩ mô, đảm bảo mức độ an toàn về tài chính, tín dụng sẽ là cơ sở ổn định thị trường tài chính - tiền tệ, là cơ sở để nền kinh tế tăng trưởng trong năm 2022 và các năm tiếp theo.

Đảm bảo tính trung lập của chính sách thuế

Trong bối cảnh đó, để hướng tới một cơ cấu thu NSNN bền vững, ngành Thuế cần thực hiện cải cách đồng bộ hệ thống thuế. Chính sách thuế gắn với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước (NSNN) theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thông lệ quốc tế; bảo đảm tỷ trọng thu nội địa, tỷ trọng giữa thuế gián thu và thuế trực thu ở mức hợp lý.

Tiếp tục cơ cấu lại một bước thu ngân sách theo hướng bền vững hơn

Bộ Tài chính đã đặt ra nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2030. Theo đó, tỷ lệ thu ngân sách nhà nước so với GDP giai đoạn 2021 - 2025 là khoảng 16%, giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 16-17%. Thu nội địa so với tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 là khoảng 85 - 86%, giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 86 - 87%. Như vậy, sẽ tiếp tục cơ cấu lại một bước thu ngân sách nhà nước theo hướng bền vững hơn, tăng thu nội địa, giảm thu thuế xuất nhập khẩu.

Đồng thời, ngành Thuế khai thác tốt thuế, phí và lệ phí thu từ tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường; hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong pháp luật thuế và chính sách miễn, giảm.

Những chính sách nêu trên nhằm đảm bảo tính trung lập của thuế, hướng tới một hệ thống thuế đồng bộ, có cơ cấu bền vững, huy động hợp lý các nguồn lực cho NSNN; góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng, khuyến khích đầu tư, thúc đẩy cạnh tranh, điều tiết thu nhập hợp lý, phù hợp với quá trình hội nhập, phát triển của nền kinh tế.

Bộ Tài chính đã đặt ra nhiệm vụ tài chính – NSNN giai đoạn 2021 - 2030. Theo đó, tỷ lệ thu NSNN so với GDP giai đoạn 2021 - 2025 là khoảng 16%, giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 16 - 17%. Thu nội địa so với tổng thu NSNN giai đoạn 2021 - 2025 là khoảng 85 - 86%, giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 86 - 87%. Như vậy, sẽ tiếp tục cơ cấu lại một bước thu NSNN theo hướng bền vững hơn, tăng thu nội địa, giảm thu thuế xuất nhập khẩu.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) khuyến cáo, trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn, Việt Nam cần điều hành chính sách tài khóa đóng vai trò chủ đạo, song vẫn cần có sự kết hợp hài hòa với chính sách tiền tệ, tạo ra các nguồn lực tốt nhất hỗ trợ nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn, sớm hồi phục và phát triển. Về dài hạn hơn, khi nền kinh tế đã dần phục hồi, vai trò hỗ trợ của chính sách tài khóa cũng giảm dần, ADB cho rằng, Việt Nam cần có các biện pháp mở rộng cơ sở thu, tăng cường quản lý thu NSNN.

Đây cũng là ý kiến nhiều tổ chức quốc tế và các chuyên gia kinh tế khuyến cáo đối với Việt Nam. Bởi thực tế, thời gian qua, bên cạnh việc giảm nhanh và sâu nhiều loại thuế hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, thì chúng ta đã không thực hiện điều chỉnh theo hướng tăng thu hoặc triển khai một số loại thuế mới. Điều này đã ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách, đặc biệt khi nền kinh tế khó khăn cũng như biến động bất thường của dịch Covid-19 làm tăng thêm nhiều khoản chi không có trong dự toán.

Tiếp tục cải thiện hệ thống chính sách thuế

Theo Bộ Tài chính, để đạt được mục tiêu về tài chính - NSNN trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài, sẽ hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách thuế phù hợp với các tiêu chuẩn của hệ thống thuế tốt theo thông lệ quốc tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu về nguồn lực để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030.

Do đó, cần thực hiện điều chỉnh các sắc thuế, phí, lệ phí chủ yếu của giai đoạn 2021 - 2030, như: Thuế giá trị gia tăng (GTGT); thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân; thuế tài nguyên; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế bảo vệ môi trường; phí và lệ phí và thu khác thuộc NSNN.

Ví dụ như đối với thuế GTGT, sẽ mở rộng cơ sở thuế thông qua giảm nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT và nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 5%; tiến tới cơ bản áp dụng một mức thuế suất; nghiên cứu tăng thuế suất thuế GTGT theo lộ trình. Ngoài ra, rà soát điều chỉnh ngưỡng doanh thu áp dụng phương pháp khấu trừ cho phù hợp với thực tế; nghiên cứu áp dụng thống nhất phương pháp tính thuế theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với người nộp thuế có doanh thu dưới ngưỡng hoặc không đủ điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ.

Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), giai đoạn 2021 - 2030, Bộ Tài chính sẽ rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung đối tượng chịu thuế TTĐB để điều tiết tiêu dùng phù hợp với sự dịch chuyển về xu hướng tiêu dùng trong xã hội và định hướng của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sức khỏe nhân dân và bảo vệ môi trường. Đồng thời, xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng thuế đối với các mặt hàng thuốc lá, bia, rượu để hạn chế sản xuất, tiêu dùng và thực hiện các cam kết quốc tế; rà soát để điều chỉnh mức thuế TTĐB một số mặt hàng để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030; nghiên cứu áp dụng kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ và mức thuế tuyệt đối với một số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB.

Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, rà soát để sửa đổi hoặc bãi bỏ ưu đãi miễn, giảm thuế không còn phù hợp với yêu cầu phát triển, yêu cầu hội nhập quốc tế; hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế, đảm bảo tính trung lập của thuế để áp dụng ổn định trong trung và dài hạn; thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ…