Chủ động sử dụng chính sách tài khóa thúc đẩy các động lực tăng trưởng
Việc thúc đẩy tiến độ các dự án lớn có sức lan tỏa vùng sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trường kinh tế. Ảnh tư liệu

Chính sách tài khóa phải đạt đa mục tiêu

Năm 2024, ngành Tài chính phải thực hiện nhiệm vụ hết sức nặng nề: Dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) là 1,7 triệu tỷ đồng; dự toán chi NSNN là 2,1 triệu tỷ đồng; bội chi NSNN là 399.400 tỷ đồng, tương đương khoảng 3,6% GDP.

Vấn đề khó khăn đặt ra cho năm 2024 là phải sử dụng chính sách tài khóa hợp lý để vừa thúc đẩy kinh tế, vừa đảm bảo giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia. Vì vậy, có ý kiến cho rằng, mức độ nới lỏng cần được tính toán, cân nhắc thận trọng để đạt được đa mục tiêu nói trên, trong đó mục tiêu ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát vẫn được coi là mục tiêu ưu tiên hàng đầu.

Vừa qua, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/BCSĐ về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2024, trong đó chú trọng 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 12 nhóm giải pháp chủ yếu.

Chủ động sử dụng chính sách tài khóa thúc đẩy các động lực tăng trưởng

Đặc biệt, Ban Cán sự đảng Bộ Tài chính chỉ đạo tổ chức điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy nhanh thực hiện các công trình đầu tư hạ tầng quan trọng, kết nối vùng và liên vùng, tạo nền tảng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực tài chính - ngân sách; tập trung tháo gỡ khó khăn, có các giải pháp chính sách hỗ trợ kịp thời, hiệu quả cho sản xuất, kinh doanh.

Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị quản lý chi ngân sách chặt chẽ, tăng cường tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính; tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại chi ngân sách gắn với các mục tiêu về tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển bền vững. Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số; tiếp tục cải thiện thực chất môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Đảm bảo nguồn lực cho các mục tiêu phát triển

Mục tiêu lớn của ngành Tài chính năm 2024 là xây dựng và tổ chức điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm. Đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội. Trong đó đặc biệt chú trọng nguồn lực thực hiện nhanh các công trình đầu tư hạ tầng quan trọng, kết nối vùng và liên vùng; chính sách cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội gắn với đẩy mạnh sắp xếp và tinh gọn bộ máy.

Ưu tiên mục tiêu ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Vấn đề khó khăn đặt ra cho năm 2024 là phải sử dụng chính sách tài khóa hợp lý để vừa thúc đẩy kinh tế, vừa đảm bảo giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia. Vì vậy, có ý kiến cho rằng, mức độ nới lỏng cần được tính toán, cân nhắc thận trọng để đạt được đa mục tiêu nói trên, trong đó mục tiêu ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát vẫn được coi là mục tiêu ưu tiên hàng đầu.

Hiến kế cho Chính phủ, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, việc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, mà đặc biệt là thúc tiến độ các dự án lớn, có sức lan tỏa vùng sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, từ đó có nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Theo TS. Vũ Sỹ Cường, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho quản lý và phân bổ chi đầu tư công cần tiếp tục được thực hiện để phù hợp hơn với điều kiện thực thi chính sách ở Việt Nam. Việc quy định rõ ràng về trách nhiệm, trách nhiệm giải trình và phân cấp quản lý chi đầu tư chính luôn là hết sức cần thiết. Đặc biệt cần chú trọng đến việc lập kế hoạch và giải ngân đầu tư công để tránh tình trạng "no dồn, đói góp” trong chi đầu tư. Trong đó, cần tháo gỡ các quy định ảnh hưởng đến giải ngân chi đầu tư nói chung và chi đầu tư từ nguồn vốn ODA nói riêng.

Ngoài ra, cần điều chỉnh quy mô và cơ cấu chi trong NSNN. Theo đó, chi đầu tư cho xây mới là quan trọng, nhưng chi đầu tư cho cải tạo, nâng cấp và đặc biệt là chi thường xuyên cho duy tu bảo dưỡng hệ thống cơ sở hạ tầng cũng rất cần thiết. Bởi vì, việc cắt giảm chi thường xuyên một cách máy móc sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng.

TS. CẤN VĂN LỰC - CHUYÊN GIA KINH TẾ:

Nền kinh tế Việt Nam đang thực sự phục hồi

Chủ động sử dụng chính sách tài khóa thúc đẩy các động lực tăng trưởng

Nhiều tín hiệu tích cực cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang thực sự phục hồi. Thâm hụt ngân sách, nợ công, nợ nước ngoài, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ luôn nằm trong giới hạn cho phép và ở mức thấp so với các nước tương đồng.

An ninh năng lượng, an ninh lương thực, chuỗi cung ứng được duy trì; thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản đang dần ổn định, dù còn nhiều khó khăn... Những yếu tố này cộng với triển vọng tăng trưởng kinh tế đã khiến Tổ chức Fitch nâng hạng tín nhiệm của Việt Nam gần đây lên BB+.

TS. VŨ SỸ CƯỜNG - CHUYÊN GIA KINH TẾ:

Chính sách tài khóa cần các giải pháp điều chỉnh tổng cầu của nền kinh tế

Chủ động sử dụng chính sách tài khóa thúc đẩy các động lực tăng trưởng

Để đạt các mục tiêu đề ra, trong năm 2024, chính sách tài khóa cần các giải pháp điều chỉnh tổng cầu của nền kinh tế. Cần tiếp tục các chính sách tài khóa nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa. Trong đó, cần mở rộng đối tượng được mua nhà ở xã hội.

Tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương, lương tăng sẽ kích tiêu dùng, góp phần tăng tổng cầu. Việt Nam có thể xem xét tiếp tục giảm một số loại thuế, phí hỗ trợ doanh nghiệp, để kích cầu. “Việc Quốc hội đồng ý tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (GTGT) đến hết ngày 30/6/2024 là chính sách hợp lý và nếu cần, có thể xem xét kéo dài thêm đến hết năm 2024.