Thỏa thuận khí hậu lịch sử cần 16,5 nghìn tỷ USD để cắt giảm ô nhiếm

Gần 200 quốc gia vừa đạt được thỏa thuận khí hậu lịch sử cắt giảm ô nhiễm toàn cầu. - Ảnh saferenvironment.wordpress.com

Sau gần 2 tuần đàm phán, Hội nghị thượng đỉnh khí hậu của Liên hiệp quốc COP 21 đã đặt ra yêu cầu về những thay đổi lớn trong chính sách năng lượng trên toàn cầu, cùng với những khoản đầu tư khổng lồ để cắt giảm ô nhiễm hiện đang hủy hoại bầu khí quyển trái đất.

Các chính phủ sẽ dành ưu đãi cho việc sản xuất năng lượng sạch và thu hẹp hỗ trợ dành cho việc khai thác các nhiên liệu hóa thạch, như dầu mỏ, tăng phí xả thải và hạn chế chặt phá rừng. Thay đổi phải được tiến hành trên mọi lính vực từ giao thông đến xây dựng và khuyến khích mọi người thay đổi hành vi của mình.

Thỏa thuận này đặt ra mục tiêu khống chế nhiệt độ toàn cầu tăng kế từ Cuộc cách mạng công nghệ vào thế kỷ 18 và 19 ở dưới mức 2 độ C. Mục tiêu tham vọng hơn chính là cắt giảm khí thải từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch.

Xét cả về mặt chính trị và công nghệ, điều này thật sự không dễ dàng, Ottmar Edenhofer, kinh tế trưởng của Viện Nghiên Cứu Tác Động Khí Hậu Potsdam cho biết. Thỏa thuận này có thể sẽ là một sự khởi đầu cho sự chuyển dịch đầu tư hướng đến các nguồn năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng.

Mục tiêu khống chế tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C là một thách thức khá lớn, Fatih Birol, Giám đốc của IEC cho biết ngày 9/12. Để đạt mục tiêu 1,5 độ C, cần nỗ lực nhiều hơn nữa.

Thỏa thuận này đặt ra những yêu cầu khá khắt khe đối với các nền kinh tế đang phát triển lớn như Trung Quốc và Ấn Độ, để kiểm soát và báo cáo về khí thải cùng tiến độ thực hiện. Điều này vô cùng quan trọng vì các quốc gia đang phát triển chiếm hơn một nửa lượng khí thải toàn cầu và thỏa thuần này sẽ không thành công nếu như các quốc gia này không cắt giảm khí nhà kính.

Trong vòng 5 năm gới, chính phủ sẽ phải hoàn thiện các quy định về thế chế đã đặt ra trong thỏa thuận về sự minh bạch và chuyển giao công nghệ. Thỏa thuận này cũng sẽ không có hiệu lực cho đến khi nhận được sự phê chuẩn của ít nhât 55 quốc gia thành viên, chiếm 55 lượng khí thải toàn cầu./.

Mai Linh (Theo Bloomberg)