Theo Cục SHTT, quyền SHTT là các quyền hợp pháp xuất phát từ hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật. Quyền SHTT đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với đời sống kinh tế xã hội khi các cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra.

Những điều nên biết về “Cam kết về Sở hữu trí tuệ trong các Hiệp định thương mại tự do”
Những điều nên biết về “Cam kết về Sở hữu trí tuệ trong các Hiệp định thương mại tự do”

Chính vì vậy, Cục SHTT đã phát hành sách cuốn sách với tiêu đề: “Cam kết về Sở hữu trí tuệ trong các Hiệp định thương mại tự do” mang đến nhiều thông tin, kiến thức cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân quan tâm đến khởi nghiệp, sáng tạo, hội nhập kinh tế quốc tế.

Cuốn sách gồm năm chương: Giới thiệu chung về quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế. Các cam kết liên quan đến SHTT trong các điều ước quốc tế song phương mà Việt Nam ký kết và tham gia; so sánh mức độ cam kết trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) và đánh giá sự tương thích của pháp luật Việt Nam và các cam kết trong các FTA; nội dung về sở hữu trí tuệ trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA); Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Theo Cục SHTT, pháp luật về bảo hộ quyền SHTT, một mặt, bảo hộ quyền nhân thân và quyền tài sản của những người sáng tạo, những nhà sản xuất hàng hóa và dịch vụ, mặt khác, có những chính sách phù hợp trong việc thúc đẩy hoạt động sáng tạo, quy định quyền của công chúng trong việc tiếp cận quyền SHTT, áp dụng các kết quả của hoạt động sáng tạo vào hoạt động kinh doanh lành mạnh, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội.