Tốc độ giải ngân ở đồng bằng sông Cửu Long cao hơn bình quân cả nước
Ảnh: Minh họa

Trong đó, các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang và Long An là 3 địa phương dẫn đầu khu vực ĐBSCL với tỷ lệ đạt trên 50%.

Tại tỉnh Tiền Giang, theo đánh giá của ngành chức năng, do chủ động triển khai các bước chuẩn bị đầu tư từ sớm của chủ đầu tư, chính quyền địa phương nên việc thi công thuận lợi và nhanh chóng, tiến độ tăng nhanh trong quý II.

Tại Bến Tre, ngay từ đầu năm UBND tỉnh đã thành lập tổ công tác thường xuyên kiểm tra đôn đốc, gỡ khó nhiều vấn đề ách tắc trong quá trình triển khai nên sớm hoàn thành mục tiêu đề ra.

Tại Đồng Tháp, UBND tỉnh đã giao cho Sở Xây dựng làm đầu mối, những người được giao phụ trách trực tiếp cùng với nhà đầu tư, nhà thầu hỗ trợ về cát, phương tiện, lao động và giải phóng mặt bằng nên cũng đã góp phần đẩy nhanh tiến độ.

Theo đánh giá của các địa phương, có được kết quả này là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy và chính quyền địa phương và luôn được xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong phát triển kinh tế của các địa phương này./.

Riêng về kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia 7 tháng năm 2023, tính đến ngày 31/7, các địa phương đã giải ngân được 44% nguồn vốn ngân sách trung ương, trong đó cao nhất là Hậu Giang (88%), Vĩnh Long (73%), Sóc Trăng (62%), Bến Tre (62%), Tiền Giang (62%).