Cổ phiếu thép và yếu tố pháp lý

Những ngày qua cổ phiếu thép được các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn và một trong những lý do là những vấn đề tranh cãi liên quan đến khả năng điều tra bán phá giá đối với thép HRC nhập khẩu.

Câu chuyên nóng ngành thép bắt đầu nổi lên từ sau khi có thông tin về việc 2 doanh nghiệp nộp hồ sơ tới Cục Phòng vệ thương mại thuộc Bộ Công thương đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với thép cán nóng nhập khẩu.

Tuy nhiên, thị trường sau đó lại chứng kiến động thái của 9 doanh nghiệp thép khác kiến nghị phản đối về đề nghị điều tra trên. Lập luận của 9 doanh nghiệp này trong văn bản gửi các cơ quan chức năng cho rằng, theo Luật Quản lý ngoại thương, khi điều tra chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu, cơ quan điều tra phải xác định tác động của biện pháp chống bán phá giá đối với kinh tế - xã hội.

Bức tranh tài chính của Thép Nam Kim và câu chuyện bên lề tranh cãi pháp lý ngành thép
Các vấn đề pháp lý liên quan đến thép HRC nhập khẩu đang là tâm điểm của ngành thép mấy ngày qua. Ảnh: T.L
Giá thép giảm 13 lần liên tiếp trong 3 tháng qua Thị trường thép sẽ "khởi sắc" khi nhu cầu tăng vào dịp cuối năm

Những yếu tố tranh cãi liên quan đến pháp lý nếu trên của ngành thép đã trở tâm điểm chú ý của giới đầu tư đối với các nhóm cổ phiếu thép khiến cho lượng mua cũng nhiều mà lượng bán cũng không ít.

Dự báo về lợi nhuận các công ty thép Việt Nam năm 2024

Báo cáo phân tích của Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research) cho biết, lợi nhuận của các công ty thép sẽ đạt mức tăng trưởng cao trong năm 2024 từ mức nền thấp năm 2023 và sản lượng tiêu thụ cải thiện.

Trong số cổ phiếu các doanh nghiệp thép thì NKG của Công ty cổ phần Thép Nam Kim là cổ phiếu có sức bật khá tốt trong giai đoạn từ giữa tháng 3 đến nay. Cổ phiếu này đã tăng từ vùng giá khoảng dưới 24.000 đồng/cổ phiếu lên mặt bằng giá khoảng 26.000 đồng/cổ phiếu.

Còn nếu nhìn lại chu kỳ dài hơn, NKG cũng là một cổ phiếu có tốc độ tăng giá khá tốt so với các doanh nghiệp lớn ngành thép khác. Cụ thể, thị giá cổ phiếu NKG trong 6 tháng qua đã tăng từ mặt bằng dưới 20.000 đồng/cổ phiếu lên mốc 26.000 đồng/cổ phiếu hiện nay, tương ứng mức tăng khoảng 30%. Trong thời gian này, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát chỉ tăng khoảng 20%, còn cổ phiếu HSG của Tập đoàn Hoa Sen tăng khoảng 25%.

Khám phá cổ phiếu NKG

Hiện tại, Thép Nam Kim đã lên kế hoạch họp đại hội đồng cổ đông thường niên vào cuối tháng 4/2024 tại TP. Hồ Chí Minh.

Trước đó, công ty này cũng đã hoàn tất báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2023 và kết quả lợi nhuận đã có sự đổi chiều từ mức lỗ 125 tỷ đồng năm 2022 sang mức lãi hơn 117 tỷ đồng trong năm 2023. Doanh nghiệp này cũng đã có một năm 2023 kiểm soát tốt hơn dòng tiền trong kinh doanh, với dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2023 dương 269 tỷ đồng, thay vì mức âm 828 tỷ đồng trong năm 2022.

Các con số kinh doanh cho thấy, việc doanh nghiệp này có được lợi nhuận trong năm 2023 do công ty đã tiết giảm chi phí đầu vào. Theo đó, ngoài chi phí lãi vay tăng nhẹ chút ít thì các khoản chi phí cơ bản như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp… đều giảm khá mạnh. Cụ thể, chi phí bán hàng năm 2023 là 609 tỷ đồng, giảm 49% so với năm 2022; chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2023 là 130 tỷ đồng, giảm 30% so với năm trước.

Các khoản chi phí chủ yếu có tốc độ giảm mạnh khiến cho doanh nghiệp vẫn có lợi nhuận dù cho doanh thu năm 2023 giảm 19,4% so với năm trước, chỉ đạt 18.596 tỷ đồng, thay vì kết quả 23.071 tỷ đồng năm 2022.

Bức tranh tài chính của Thép Nam Kim và câu chuyện bên lề tranh cãi pháp lý ngành thép
Thép Nam Kim là một trong 3 doanh nghiệp có thị phần lớn nhất mảng tôn mạ. Ảnh: T.L

Tuy kiểm soát được một số khoản chi phí cơ bản trong năm 2023, nhưng biên lợi nhuận gộp của Thép Nam Kim có phần giảm hơn so với năm trước từ mức khoảng 6,4% năm 2022 xuống dưới 6% trong năm 2023. Lý do là, doanh thu tuy giảm trong năm 2023, nhưng diễn ra trong bối cảnh giá vốn hàng bán của doanh nghiệp này giảm chậm hơn doanh thu, tương đương với giá trị giá vốn năm 2023 là 17.484 tỷ đồng, so với con số 21.590 tỷ đồng (giảm 19%).

Trong khi đó, các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh và biến động ngược chiều với doanh thu cũng là một trong những yếu tố đáng chú ý trong bức tranh tài chính của doanh nghiệp ngành thép này.

Giá trị phải thu ngắn hạn của Thép Nam Kim tại thời điểm cuối năm 2023 là 1.927 tỷ đồng, trong khi con số này thời điểm đầu năm chỉ là 1.517 tỷ đồng, tương ứng tăng tới 27% trong năm 2023. Cùng với đó là diễn biến tăng mạnh của giá trị các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi tăng từ 8,8 tỷ đồng thời điểm đầu năm lên 10,7 tỷ đồng thời điểm cuối năm, tương ứng tăng 22,6%.

Trong cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn, riêng con số phải thu ngắn hạn của khách hàng là 1.741 tỷ đồng, tăng mạnh tới 64% trong năm 2023. Diễn biến doanh thu giảm, trong khi các khoản phải thu khách hàng tăng mạnh cho thấy công ty hoặc đang không kiểm soát tốt các khoản thu nợ, hoặc đang giảm ưu thế trong khâu bán hàng nên phải chấp nhận việc để khách hàng chậm thanh toán hơn để bán được hàng. Việc này nếu tiếp tục có xu hướng gia tăng có thể làm tăng rủi ro đối với hoạt động thu nợ cũng như tăng áp lực chi phí tài chính cho doanh nghiệp.

Tình hình xuất khẩu thép đầu năm 2024

Dữ liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, lượng xuất khẩu thép trong tháng 2/2024 đạt 996 triệu tấn, giảm 14,2%. Lượng sắt thép xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm 2024 là 2,15 triệu tấn, tăng cao tới 50,9% và trị giá đạt 1,567 tỷ USD, tăng 51,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nhóm hàng này tăng mạnh sang Italia với 387 nghìn tấn, tăng 104% so với cùng kỳ năm trước; sang Hoa Kỳ với 298 nghìn tấn, tăng 226% và sang Malaysia với 176 nghìn tấn, tăng 69%...