Đánh giá những bước tiến vượt bậc trong chuyển đổi số ngành Thuế - Hải quan TS. Cấn Văn Lực: Chuyển đổi số ngành Thuế, Hải quan đã tạo ấn tượng tốt với người dân, doanh nghiệp Chuyển đổi số của ngành Thuế và Hải quan mang lại lợi ích cho cả người dân và cơ quan quản lý Chuyển đổi số ngành Thuế, Hải quan tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp
Chuyển đổi số là động lực để xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp
Ông Lê Đức Thành tham luận tại Diễn đàn.

Vượt mục tiêu đề ra

Theo ông Lê Đức Thành, nhờ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, đến năm 2020, kết quả đều đạt và vượt so với mục tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020.

Thời gian qua, Hải quan Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu hải quan điện tử với việc hoàn thành mục tiêu 5E (E-Declaration; E-payment; E-C/O; E-Permit và E-Manifest) về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về hải quan, xây dựng được một hệ thống công nghệ thông tin tập trung cấp tổng cục phục vụ công tác quản lý nhà nước về hải quan, hoạt động ổn định, thông suốt, bao phủ và hỗ trợ hầu hết các lĩnh vực trọng yếu về quản lý hải quan.

Theo đó, đến nay, thực hiện thủ tục hải quan hoàn toàn bằng phương thức điện tử (E-Declaration) với 100% thủ tục hải quan cơ bản đã được tự động hóa, 100% Cục Hải quan, Chi cục hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử với 99,65% doanh nghiệp tham gia.

Điều này đã trở thành công cụ quan trọng để Tổng cục Hải quan hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị đề ra trong bối cảnh số lượng cán bộ, công chức hải quan phải giảm 1,5-1,7%/mỗi năm.

Từ năm 2012, cơ quan hải quan đã kết nối với hệ thống công nghệ thông tin của các ngân hàng thương mại và Kho bạc Nhà nước để thực hiện thanh toán điện tử (E-payment). Từ năm 2017, triển khai Đề án nộp thuế điện tử và thông quan 24/7.

Như vậy, doanh nghiệp có thể nộp tiền thuế vào mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện, kết nối internet. Số thu ngân sách bằng phương thức điện tử đạt 98,4% tổng số thu ngân sách của Tổng cục Hải quan.

Đến nay, nhận thức về chuyển đổi số của các đơn vị trong toàn ngành đã được nâng lên rõ rệt, việc tuyên truyền và nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong toàn ngành Hải quan đã được chú trọng.

Cùng với đó là tập trung triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin một cách toàn diện vào tất cả các mặt công tác nghiệp vụ của ngành, mang lại hiệu quả tích cực trong công tác quản lý nhà nước về hải quan...

Đặc biệt, áp dụng các công nghệ số trong kiểm tra, giám sát hàng hóa như sử dụng máy soi container, giám sát trực tuyến, sử dụng seal định vị điện tử trong giám sát tự động đối với hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng container.

Ông Thành cho hay, những kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong thời gian qua là động lực để xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các mục tiêu cải cách, hiện đại hóa hải quan và tạo thuận lợi thương mại, là tiền đề xây dựng Hải quan số, Hải quan thông minh trong thời gian tới.

Chuyển đổi số là động lực để xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp
Chuyển đổi số ngành Hải quan đã có những bước tiến dài.

Khuyến khích tương tác trên môi trường số

Sau hơn 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020, đến nay, thế giới đã có sự thay đổi một cách nhanh chóng và sâu sắc. Thế giới đang ở kỷ nguyên số với sự phát triển như vũ bão của Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; đặc biệt sự phát triển chưa từng có của công nghệ số. Theo đó, chuyển đổi số đã trở thành một xu thế tất yếu không thể đảo ngược.

Hiện nay, Hải quan các nước đều tập trung thực hiện chuyển đổi số với trọng tâm là xây dựng hải quan số, hải quan thông minh; ứng dụng công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0 như: trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data); chuỗi khối (Blockchain); kết nối Internet vạn vật (IoT)...

Lãnh đạo Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan cho hay, trong thời gian tới, Tổng cục Hải quan sẽ triển khai các giải pháp nhằm hỗ trợ và thúc đẩy chuyển đổi số của doanh nghiệp và của các bộ, ngành để đảm bảo sự đồng bộ với quá trình chuyển đổi số của ngành Hải quan.

Với những kết quả đạt được, năm 2019, Tổng cục Hải quan đã được Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) trao Giải thưởng Cơ quan Nhà nước chuyển đổi số xuất sắc năm 2019.

Tiếp đó, thực hiện giải pháp đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp; tập trung nâng cao nhận thức về chuyển đổi số hải quan cho cán bộ, công chức hải quan trong toàn ngành, cho người dân và doanh nghiệp qua nhiều kênh khác nhau.

Đặc biệt, khuyến khích tương tác giữa cán bộ hải quan với người dân và doanh nghiệp sử dụng công nghệ số (thiết bị di động, mạng xã hội...).

Để triển khai có hiệu quả công tác chuyển đổi số của ngành Hải quan, trong thời gian tới, Tổng cục Hải quan cũng sẽ chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số về kỹ năng làm việc; sử dụng và quản trị hệ thống ứng dụng, cơ sở dữ liệu và các công nghệ số trong môi trường số…

Mục tiêu chuyển đổi số đến năm 2030 là hoàn thành hải quan thông minh với các chỉ tiêu như:

+ 100% hàng hóa thuộc đối tượng rủi ro cao vận chuyển bằng container chịu sự giám sát hải quan được giám sát bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại, dữ liệu được kết nối về trung tâm xử lý tập trung của cơ quan hải quan;

+ 100% cảng, cửa khẩu quốc tế trọng điểm được triển khai hệ thống quản lý giám sát hàng hóa tự động, trang bị hệ thống soi chiếu hàng hóa, hành lý, hệ thống giám sát camera và các thiết bị hỗ trợ trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan. Kết quả, hình ảnh, thông tin được truyền trực tiếp về trung tâm xử lý tập trung của cơ quan hải quan và chia sẻ thông tin với các bộ, ngành và các đơn vị có liên quan tại cửa khẩu;

+ 100% các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu phát sinh nợ thuế được theo dõi, cập nhật tự động trên hệ thống điện tử của cơ quan hải quan...