Đồng bộ cải cách và phát triển thị trường vốn để kích hoạt động lực mới cho nền kinh tế

Khơi thông dòng vốn dài hạn

Nền kinh tế Việt Nam đang bước vào thời kỳ tái cấu trúc sâu rộng, trong đó cân bằng giữa các kênh huy động vốn được xem là điều kiện tiên quyết để duy trì tăng trưởng cao và bền vững. Theo bà Đặng Nguyệt Minh - Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu, Công ty CP Quản lý Quỹ Đầu tư Dragon Capital Việt Nam, hiện nay, nền kinh tế vẫn phụ thuộc nhiều vào tín dụng ngân hàng, trong khi thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp cần mở rộng quy mô nhằm tiệm cận các mục tiêu của Chính phủ đặt ra.

Nâng hạng kỳ vọng tạo bệ phóng cho thị trường vốn Việt Nam
Các chuyên gia chia sẻ về diễn biến thị trường, kinh tế Việt Nam trong quý II/2025.

Theo Chiến lược Phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 120% GDP vào năm 2030; dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, trong đó dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu đạt tối thiểu 58% GDP, riêng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 25% GDP vào năm 2030.

Bà Đặng Nguyệt Minh - Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu, Công ty CP Quản lý Quỹ Đầu tư Dragon Capital nhận định rằng, nếu tận dụng được cơ hội nâng hạng, Việt Nam có thể bước vào một "kỷ nguyên mới" với sự bứt phá của khu vực doanh nghiệp tư nhân.

“Muốn đạt được những cột mốc đó, Việt Nam cần nâng tầm vị thế trên bản đồ đầu tư toàn cầu. Hai mục tiêu chiến lược là nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi và cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia lên mức ‘đầu tư’. Khi đó, thị trường vốn mới có thể đóng vai trò dẫn dắt và khơi thông tiềm lực khu vực tư nhân như tinh thần của Nghị quyết 68-NQ/TW” – bà Minh nhận định.

Bên cạnh đó, chuyên gia từ Dragon Capital kỳ vọng rằng, mục tiêu nâng hạng có thể được hiện thực hóa ngay trong năm nay. Từ một cam kết lúc ban đầu, quá trình nâng hạng nay đã trở thành chiến lược đồng bộ, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và nỗ lực triển khai, sự phối hợp giữa nhiều bộ, ngành, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các thành viên thị trường trường… Chiến lược này tập trung vào hoàn thiện thể chế, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và chủ động kết nối với các tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế…

Một yếu tố thuận lợi được chuyên gia từ Dragon Capital chỉ ra là yếu tố thời điểm. Mặc dù, dòng vốn ngoại bán ròng mạnh trong vài năm qua, nhưng cục diện hiện tại đã thay đổi, nhờ vào tiềm năng tăng trưởng, định giá hấp dẫn và sự ổn định vĩ mô.

Ba động lực tiếp sức thị trường

Ở góc nhìn về đầu tư, theo ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Khối Đầu tư của Dragon Capital, để đầu tư hiệu quả, nhà đầu tư cần quay lại những điều căn bản như xác định vị trí hiện tại, định hình mục tiêu và đánh giá nội lực nền kinh tế.

Nâng hạng kỳ vọng tạo bệ phóng cho thị trường vốn Việt Nam
Ông Lê Anh Tuấn chia sẻ về mục tiêu phát triển thị trường tài chính toàn diện và hiện đại.

Ông Tuấn cho rằng, nếu Việt Nam đạt được tăng trưởng GDP hai con số trong vòng 5 năm tới thì hoàn toàn có thể kỳ vọng vào một chu kỳ đầu tư bùng nổ. Trong các giai đoạn tăng trưởng cao tại một số nước trong khu vực, tỷ lệ đầu tư so với GDP đạt 35 - 40%, trong khi Việt Nam hiện ở mức khoảng 30%. Hiệu suất đầu tư khi đó tăng không chỉ vài phần trăm, mà có thể gấp hai, ba lần.

Với mức tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp 25 - 30% mỗi năm, định giá thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ bước lên mặt bằng mới. Hiện tại, P/E thị trường chỉ ở mức khoảng 11,6 lần cho năm 2025, với mức tăng trưởng lợi nhuận dự kiến 12 - 13%.

“Trong trường hợp nền kinh tế thực sự bứt phá, các con số này sẽ thay đổi đáng kể và nhà đầu tư cần làm quen với mặt bằng định giá cao hơn” – ông Tuấn nhấn mạnh.

Nâng hạng kỳ vọng tạo bệ phóng cho thị trường vốn Việt Nam
3 điểm then chốt có tác động đến thị trường trong thời gian tới.

Từ kinh nghiệm quốc tế, chuyên gia từ Dragon Capital chỉ ra các lĩnh vực có khả năng bứt phá khi kinh tế tăng tốc. Tại Hàn Quốc là công nghệ và tiêu dùng, Trung Quốc là hạ tầng và bất động sản, Thái Lan là bất động sản nhờ lãi suất thấp. Với Việt Nam, ba lĩnh vực tiềm năng là tài chính, bất động sản và sản xuất trong các ngành chọn lọc.

Tuy nhiên, chuyên gia từ Dragon Capitap cũng nhấn mạnh rằng, hành trình phát triển không bao giờ bằng phẳng. Ngay cả những năm bùng nổ, thị trường vẫn có thể điều chỉnh mạnh. Những biến động, thăng trầm là điều tất yếu trên hành trình từ điểm xuất phát đến mục tiêu dài hạn. Nhưng nếu xác định được điểm đến rõ ràng, những khó khăn đó sẽ trở thành cơ hội.

Ông Lê Anh Tuấn cũng nhấn mạnh 3 điểm then chốt có tác động đến thị trường trong thời gian tới. Thứ nhất, yếu tố thuế quan giữ vai trò ổn định vĩ mô, song động lực tăng trưởng sẽ đến từ sức mạnh nội tại của nền kinh tế.

Thứ hai, tầm nhìn đến năm 2030 là đưa Việt Nam là một quốc gia hiện đại, đột phá về tư duy với hệ thống chính trị tinh gọn – đồng thuận – nhất quán. Thứ ba, khi kinh tế bứt phá, chứng khoán là kênh tài sản hiệu suất cao.

Dù vậy, “về chiến lược đầu tư, nhà đầu tư vẫn cần xác định rõ mục tiêu, chấp nhận biến động như một phần tất yếu của hành trình đầu tư bền vững” - chuyên gia từ Dragon Capital chia sẻ thêm./.

Chia sẻ với phóng viên, ông Lê Anh Tuấn cho rằng, định giá hợp lý là yếu tố then chốt giúp thị trường vốn phát huy vai trò huy động nguồn lực cho khối kinh tế tư nhân. Khi thị trường định giá thấp, doanh nghiệp khó phát hành cổ phiếu, làm chậm quá trình tăng vốn, kìm hãm động lực phát triển và ngược lại.

Trong bối cảnh hội nhập, doanh nghiệp tư nhân thường sử dụng hai kênh chính để tăng năng lực tài chính làvay ngân hàng và phát hành cổ phiếu. Để làm tốt kênh phát hành huy động vốn, cần cải thiện chất lượng thị trường, thúc đẩy nâng hạng và mở rộng tỷ lệ sở hữu nước ngoài phù hợp lộ trình nâng hạng thị trường. Khi đó, dòng vốn sẽ được khơi thông, giúp doanh nghiệp huy động hiệu quả hơn và gia tăng sức bật trong nền kinh tế.