Trước đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã có yêu cầu Hiệp hội Ngân hàng nghiên cứu rà soát, đánh giá và đề xuất chính sách xây dựng luật về xử lý nợ xấu.

Đề xuất mở rộng phạm vi áp dụng xử lý các khoản nợ xấu
Đề xuất mở rộng phạm vi áp dụng xử lý các khoản nợ xấu. Ảnh: T.L
Kéo dài thí điểm xử lý nợ xấu: Khó khăn đã được “thông” dần, nhưng chưa hẳn hết gian nan Đề xuất kéo dài cơ chế xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 thêm 2 năm Đề nghị bổ sung DATC là đối tượng áp dụng cơ chế xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42

Theo đó, Hiệp hội Ngân hàng cũng có một số ý kiến cơ bản cho biết, thực tế sau gần 5 năm thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 (Nghị quyết 42) về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng cho thấy những kết quả hết sức tích cực.

Thời gian qua, Hiệp hội Ngân hàng đã có nhiều văn bản gửi các cơ quan có thẩm quyền báo cáo về kết quả xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng kể từ khi Nghị quyết 42 ban hành.

Tuy nhiên, Hiệp hội Ngân hàng vẫn cho rằng, nghị quyết chỉ mang tính chất áp dụng thí điểm và thực tiễn áp dụng còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc làm hạn chế công tác xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Việc luật hóa tạo điều kiện cho việc áp dụng quy định xử lý nợ xấu ổn định trong thời gian dài, góp phần thúc đẩy hoạt động xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng được xử lý nhanh và hiệu quả hơn.

Một trong những kiến nghị Hiệp hội Ngân hàng đưa ra là sửa đổi quy định về việc xác định khoản nợ là nợ xấu theo hướng không tính thời hạn là khoản nợ hình thành trước ngày 15/8/2017 mà tất cả các khoản nợ được xác định là khoản nợ xấu sẽ được áp dụng các chính sách về xử lý nợ xấu.

Lý do đưa ra đề xuất này, theo Hiệp hội Ngân hàng, là việc mở rộng phạm vi áp dụng các khoản nợ xấu sẽ bao quát được các khoản nợ xấu của các tổ chức tín dụng; đồng thời sẽ có tác động tích cực về mặt xã hội do làm tăng ý thức tự trả nợ của khách hàng, bảo vệ tốt hơn quyền chủ nợ hợp pháp của các tổ chức tín dụng./.