Đề xuất gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt gỡ khó cho sản xuất ô tô trong nước
Đề xuất giảm thuế nhập khẩu ưu đãi lốp xe tải đặc chủng
Đề xuất thêm ưu đãi cho sản xuất ô tô trong nước

Theo nghị định mới này, đã sửa đổi, điều chỉnh một số nội dung của Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp xe ô tô trong nước được quy định tại Nghị định số 125/2017/NĐ-CP và Nghị định số 57/2020/NĐ-CP.

Theo quy định hiện hành, Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp ô tô được áp dụng kể từ ngày 16/11/2017 đến ngày 31/12/2022. Đây là Chương trình lần đầu được áp dụng ở Việt Nam, phù hợp với các cam kết quốc tế.

Việc triển khai Chương trình đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô đầu tư mở rộng sản xuất, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa và phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) trong nước.

Kéo dài thời gian thực hiện Chương trình ưu đãi thuế xe ô tô trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp. Ảnh: TL.
Kéo dài thời gian thực hiện Chương trình ưu đãi thuế xe ô tô trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp. Ảnh: TL.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của ô tô nhập khẩu trong bối cảnh cắt giảm hàng rào thuế quan theo các Hiệp định FTA. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều lĩnh vực phải ngừng hoạt động trong thời gian dài, trong đó lĩnh vực vận tải, vận chuyển hành khách công cộng gần như đình trệ cùng với thu nhập của người dân giảm sút đã làm cho doanh số bán ra của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước sụt giảm mạnh, nhất là dòng xe ô tô buýt, minibuýt và xe khách.

Để tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô trong nước, Nghị định số 101/2021/NĐ-CP đã điều chỉnh một số nội dung của Chương trình ưu đãi thuế đối với sản xuất, lắp ráp ô tô, trong đó đã sửa đổi, bổ sung quy định về kỳ xét ưu đãi thuế (Doanh nghiệp được lựa chọn kỳ xét ưu đãi thuế 6 tháng hoặc 12 tháng); điều chỉnh điều kiện về sản lượng để tham gia Chương trình ưu đãi thuế cho phù hợp với bối cảnh mới.

Đặc biệt, trên cơ sở các kết quả đạt được từ việc thực hiện Chương trình giai đoạn vừa qua, tại Nghị định số 101/2021/NĐ-CP, Chính phủ đã quyết định kéo dài thời gian thực hiện Chương trình này đến 31/12/2027 để các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô chủ động xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh trong các năm tiếp theo. Qua đó, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển theo định hướng của Đảng và Nhà nước./.