Theo Ngân hàng Nhà nước, triển vọng kinh tế thế giới năm 2022 thuận lợi và khó khăn đan xen; Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF dự báo kinh tế thế giới phục hồi với mức tăng trưởng 4,9%.

Ngân hàng Nhà nước đưa ra giải pháp đề phòng lạm phát 2022
Ngân hàng Nhà nước đưa giải pháp đề phòng lạm phát 2022
Những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 12 nhóm giải pháp thực hiện thắng lợi kế hoạch kinh tế- xã hội và ngân sách năm 2022 Dự báo lạm phát năm 2022 từ 2 - 3%

Đi kèm với quá trình phục hồi kinh tế là rủi ro lạm phát, tăng giá hàng hóa cơ bản, biến động phức tạp của thị trường tài chính, tiền tệ toàn cầu; từ đó, thu hẹp nới lỏng tiền tệ, tăng lãi suất sẽ là xu hướng chính của năm 2022. IMF cảnh báo nguy cơ lạm phát năm 2022 toàn cầu và khuyến nghị các quốc gia thận trọng, không đánh mất thành quả ổn định giá cả.

Là nền kinh tế có độ mở lớn, Việt Nam có thể chịu tác động bởi những xu hướng toàn cầu nêu trên. Do vậy trong năm 2022, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ thực thi việc điều hành chính sách tiền tệ chủ động, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác hỗ trợ phục hồi kinh tế, đồng thời chú trọng kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay. Hướng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; không nới lỏng điều kiện cấp tín dụng; kiểm soát chặt chẽ cho vay ngoại tệ, tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Ngành Ngân hàng cũng cho biết đã có nhiều giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, hiện đại hóa hệ thống thanh toán và hoạt động ngân hàng, đẩy mạnh áp dụng các hình thức giao dịch “phi tiếp xúc”. Đây tiếp tục là định hướng trong năm 2022 và những năm tới để vừa bắt kịp, vừa dẫn dắt quá trình chuyển đổi số, hướng đến nền kinh tế số.

Một định hướng nữa trong chính sách tiền tệ thời gian tới là đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, xử lý nợ xấu, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo hệ thống tổ chức tín dụng đẩy mạnh các giải pháp cơ cấu lại và xử lý nợ xấu, đặc biệt là sau khi Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025 được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trọng tâm của giải pháp này là tiếp tục chấn chỉnh, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém để lành mạnh hóa, nâng cao năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động, bảo đảm an toàn hệ thống, đẩy mạnh xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa tình hình hoạt động, nâng cao chất lượng tín dụng, năng lực tài chính và bảo đảm an toàn hệ thống