chung khoan trung quoc

Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục rơi tự do

>> 'Nước cờ' thoát hiểm của Trung Quốc và hệ lụy lây lan

>> Chứng khoán Trung Quốc 'nổ bong bóng' vì đâu?

Cùng với đó, hiện nay, Việt Nam đang ở trong giai đoạn hội nhập lớn với mức độ sâu rộng nên những biến động xảy ra trên thế giới, Việt Nam không thể miễn trừ và đó là lý do TTCK Việt Nam bị biến động trong thời gian vừa rồi.

Không thành lập quỹ bình ổn thị trường là đúng

TTCK Việt Nam cũng đã trải qua những giai đoạn thăng trầm, rồi trở về với thực tế như hiện nay. Việt Nam cũng đã từng ra những quyết sách để từng bước bình ổn thị trường bằng các phương pháp giống và khác Trung Quốc. Có thể xem xét những động thái giống và khác nhau của 2 nước để rút ra được những kinh nghiệm xử lý khủng hoảng.

Về mặt tương đồng, cả Việt Nam và Trung Quốc đều áp dụng giảm phí giao dịch. Thậm chí Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán đã từng đề cập tới vấn đề không thu phí giao dịch khi TTCK gặp khó khăn. Bên cạnh đó việc thiết lập quỹ bình ổn thị trường như Trung Quốc cũng đã từng được đưa ra thảo luận tại Việt Nam. Tuy nhiên, kiến nghị này cũng không đi vào thực tế như ở Trung Quốc, bởi có thể thấy rằng, việc can thiệp của quỹ bình ổn chỉ mang tính chất hành chính, chỉ có tác động về mặt tâm lý trong khi vẫn đề quan trọng nhất là khi thị trường suy giảm, các công ty chứng khoán và quỹ đầu tư cũng như các tổ chức tài chính khác đều lâm vào hoàn cảnh khó khăn, khó có thể đóng góp được gì cho quỹ bình ổn.

Mặt khác, dù có đóng góp thì khi TTCK gặp khủng hoảng, quỹ bình ổn cũng không thể nào chống đỡ được sự di chuyển nhanh chóng của nguồn vốn bị chảy ra khỏi thị trường. Trung Quốc là một ví dụ để khẳng định rằng, việc không thành lập quỹ bình ổn thị trường của các cơ quan chức năng Việt Nam mấy năm trước là hoàn toàn đúng đắn.

Nhiều sự khác biệt giữa TTCK Việt Nam và Trung Quốc

Về mặt khác biệt, nếu như Trung Quốc cho hoãn toàn bộ các cuộc IPO của doanh nghiệp thì Việt Nam trong những năm 2007 thay vì bắt buộc hoãn hủy đấu giá cổ phần IPO, lại cho các doanh nghiệp đăng ký, sắp xếp lộ trình cổ phần hóa IPO rõ ràng. Đây là một chính sách linh hoạt, uyển chuyển giúp các doanh nghiệp tự chủ động sắp xếp được tình hình tài chính và kinh doanh của mình, đồng thời giúp các nhà đầu tư vẫn có nhiều cơ hội để đầu tư.

So sánh, đánh giá các nguyên nhân dẫn đến mức tăng trưởng bong bóng và sụt giảm của TTCK Trung Quốc, các yếu tố của TTCK Việt Nam vẫn nằm trong phạm vi kiểm soát, đặc biệt trong vấn đề giao dịch ký quỹ, cơ quan quản lý Việt Nam tỏ ra khá thận trọng. Thông tư 36 quy định hạn mức cho vay của các tổ chức tín dụng để đầu tư cổ phiếu được xem là động thái thắt chặt dòng tiền từ các ngân hàng thương mại vào TTCK.

Tính đến cuối tháng 7/2015, tổng dư nợ cho vay ký quỹ của các công ty chứng khoán ở mức 19.984 tỷ đồng (tăng hơn 90%, tức hơn 9.480 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2014), tương đương gần 1,7% so với tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường ngày 31/07/2015. Trong khi đó, tổng giá trị vay ký quỹ thực tế của Trung Quốc vào tháng 6/2015 là 358 tỷ USD, tức chiếm gần 4% so với vốn hóa TTCK Trung Quốc. Chỉ số P/E của Việt Nam hiện đang thấp hơn so với các thị trường khu vực, đạt mức 13-14. Đồng thời, giá cổ phiếu Việt Nam hiện được cho là được định giá thấp so với tình hình thực tế của các công ty niêm yết. So với Trung Quốc, trong giai đoạn phát triển nóng, P/E của thị trường này đạt mức 40-50, thậm chí một số công ty có tỷ lệ P/E lên đến 80-100.

Trong thời điểm TTCK Việt Nam chao đảo nhất, các cơ quan quản lý Việt Nam thay vì cho các công ty niêm yết ngừng giao dịch theo những mệnh lệnh hành chính, thì chúng ta cho phép giảm biên độ giao dịch giá trong những năm 2001, 2007 và tăng trở lại biên độ giao dịch giá khi TTCK có dấu hiệu ổn định trở lại. Việt Nam cũng chưa bao giờ áp dụng quy định cấm bán cổ phiếu đối với cổ đông lớn và lãnh đạo công ty (trừ trường hợp công ty mới lên niêm yết).

Có thể thấy rõ rằng, có rất nhiều sự khác biệt và tương đồng giữa TTCK Việt Nam và Trung Quốc, các cơ quan chức năng Việt Nam cũng đã từng ra nhiều hoạch định chính sách để điều hành thị trường. Mặc dù không thể phủ nhận sự nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc trong việc bảo toàn TTCK, nhưng nhiều quy định và chính sách hành chính đã bộc lộ sự nôn nóng, vội vã của Chính phủ Trung Quốc - điều mà đáng ra không được phép xảy ra.

Đây cũng là cơ hội để các cơ quan chức năng quản lý thị trường của Việt Nam nhìn lại và đánh giá quá trình 15 năm hoạt động non trẻ của TTCK Việt Nam với những mặt được và chưa được. Trong mỗi một nguy cơ đều có một cơ hội, trong mỗi một bài học đều có giá trị để kham khảo. Và hơn hết, hiện nay Việt Nam rất cần những sách lược đúng đắn để chèo lái nền kinh tế ra biển lớn trong công cuộc hội nhập và phát triển.

Đỗ Lê Phương