Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Phân quyền mạnh mẽ, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền Thủ đô Sửa Luật Thủ đô để tạo thể chế phát triển kinh tế - xã hội Góp ý vào 9 nhóm chính sách lớn của dự thảo sửa đổi Luật Thủ đô Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần huy động được trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân Hoàn thiện thể chế để Thủ đô phát triển bứt phá
Sức bật mới trong huy động nguồn lực tài chính phát triển Thủ đô
Dự án cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2) sẽ về đích dịp 2/9/2023. Ảnh: TL

Các chính sách thí điểm là phù hợp

Một trong 9 nhóm chính sách quan trọng trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là nhóm chính sách tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực đầu tư phát triển Thủ đô (Chương IV).

Nội dung chương này tập trung quy phạm hóa chính sách: huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô với các chính sách đặc thù về huy động nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển; sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển; cho phép thực các hình thức khác quy định hiện hành (PPP, BT, TOD); quản lý tài sản công và mô hình thử nghiệm có kiểm soát; phân quyền mạnh mẽ về quyết định đầu tư cho thành phố; các quy định thu hút nhà đầu tư chiến lược và các ưu đãi để thu hút nhà đầu tư...

Góp ý vào nội dung huy động nguồn lực tài chính, ngân sách phát triển thành phố trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), PGS.TS Bùi Hữu Đức - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Thương mại cho biết, quy định về huy động nguồn lực tài chính, ngân sách cho Thủ đô đã được ghi nhận tại Chương IV Dự thảo lần 2 Luật Thủ đô, từ Điều 37 đến Điều 41.

Nội dung dự thảo đã kế thừa các quy định tại Điều 21 Luật Thủ đô 2012; kế thừa và luật hóa một số nội dung tại Nghị quyết số 115/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với TP. Hà Nội (NQ115) mà qua quá trình triển khai trong thực tế cho thấy, các chính sách thí điểm này là phù hợp, hiệu quả, có thể đề xuất luật hóa để thực hiện chính thức.

Trong đó, thứ nhất, khoản 1 Điều 37 quy định ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu và thưởng cho Thủ đô tương ứng toàn bộ số tăng thu ngân sách trung ương so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, nhưng không vượt quá số tăng thu ngân sách trung ương trên địa bàn so với thực hiện thu năm trước từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách thành phố, các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% vượt so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao…

Thứ hai, ngân sách TP. Hà Nội được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công sau khi đã trừ chi phí liên quan đến việc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng…

Tăng tính chủ động trong chi cho đầu tư phát triển

Đánh giá tác động của quy định về huy động nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển thành phố trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), nhiều ý kiến cho rằng những quy định trong Điều 37 dự thảo luật có vai trò nâng cao năng lực và tính chủ động về ngân sách nhà nước của Thủ đô nhằm thực hiện các nhiệm vụ chi cho đầu tư phát triển.

Cụ thể, các biện pháp như áp dụng trên địa bàn TP. Hà Nội một số khoản thu phí phù hợp với đặc điểm của Hà Nội, ngân sách TP. Hà Nội được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, sẽ có những cải thiện đáng kể đối với năng lực ngân sách nhà nước của thành phố.

Đối với biện pháp được thưởng 100% khoản vượt thu ngân sách trung ương trên địa bàn so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao (nhưng không vượt quá số tăng thu so với thực hiện thu năm trước) mà không phụ thuộc vào tổng số vượt thu của ngân sách trung ương, chỉ riêng biện pháp này sẽ giúp ngân sách nhà nước của Thủ đô tăng thu từ 17 đến 20 nghìn tỷ đồng mỗi năm và đạt tổng mức thu khoảng 94 nghìn tỷ đồng cho cả giai đoạn 2021-2025.

“Tác động hết sức quan trọng của các giải pháp này là nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu chi cho đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng của Thủ đô, nâng cao tính chủ động và tính tập trung của ngân sách nhà nước của Thủ đô khi phân bổ, sử dụng và giải ngân các nguồn lực về ngân sách nhà nước cho các mục đích chi đầu tư phát triển” - ông Đức phân tích.

Ngoài ra, năng lực, tính chủ động và tính tập trung nguồn vốn ngân sách cho các hoạt động đầu tư phát triển của Thủ đô sẽ được cải thiện mạnh mẽ thông qua các biện pháp cụ thể như quyết định sử dụng số tăng thu từ kết dư ngân sách năm trước để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, được thưởng 100% khoản vượt thu ngân sách trung ương trên địa bàn so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội...

Đối với biện pháp được thưởng 100% khoản vượt thu ngân sách trung ương trên địa bàn so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao (nhưng không vượt quá số tăng thu so với thực hiện thu năm trước) mà không phụ thuộc vào tổng số vượt thu của ngân sách trung ương, chỉ riêng biện pháp này sẽ giúp ngân sách nhà nước của Thủ đô tăng thu từ 17 đến 20 nghìn tỷ đồng mỗi năm và đạt tổng mức thu khoảng 94 nghìn tỷ đồng cho cả giai đoạn 2021 - 2025.