Từ dòng suối truyền thống làm nên cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh

Bác Hồ của chúng ta đặc biệt quan tâm tới giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Có một lần, tiếp chuyện nhà văn Đức Irênê Phabe, người đã dịch truyện Kiều trong bảy năm, Bác Hồ nói: “Nguyễn Du là một nhà thơ cổ điển vĩ đại của chúng tôi... những người cộng sản chúng ta rất quý trọng cổ điển. Có nhiều dòng suối tiến bộ chảy từ ngọn nguồn cổ điển đó”.

Bác Hồ bắt nhịp bài ca Kết đoàn (đêm 3/9/1960, tại Thủ đô Hà Nội).
Bác Hồ bắt nhịp bài ca Kết đoàn (đêm 3/9/1960, tại Thủ đô Hà Nội).

Người từng nói: Mỗi dân tộc cần phải chăm lo đặc tính dân tộc mình trong nghệ thuật. Người trân trọng, yêu thích những câu hò xứ Nghệ, xứ Huế và các làn điệu dân ca Việt Nam. Có thể nói, văn hóa truyền thống dân tộc là nguồn suối mát trong để Bác Hồ chắt lọc, hòa cùng với những tiến bộ từ văn hóa thế giới, làm nên tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh, có tính chất soi đường, chỉ lối cho đất nước ta trong thời đại mới.

Theo Bác, yếu tố dân tộc là yếu tố quyết định nhất của một nền văn hóa. Bác Hồ đã dựa trên nguồn gốc là văn hóa dân tộc, lấy đó là điều kiện, cơ sở để tiếp thu văn hóa nhân loại.

Văn hóa phụng sự cách mạng, phụng sự nhân dân

Bác Hồ chỉ ra rằng: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có 4 vấn đề cùng phải chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa”. Văn hóa phụng sự nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc làm cơ sở là một quan điểm xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.

Tiếp thu tư tưởng của Người, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác chấn hưng văn hóa. Phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc sáng 24/11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Việt Nam là đất nước có hơn 4.000 năm lịch sử, trải qua nhiều sự biến đổi, thăng trầm đã tích luỹ, tạo ra và phát huy được nhiều giá trị, bản sắc văn hóa riêng của dân tộc, làm nên hồn cốt của dân tộc; đồng thời tiếp thu và góp phần đóng góp vào nền văn hóa chung của nhân loại.

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng ta xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước; phát triển văn hóa đồng bộ, hài hoà với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - điều này thể hiện tính ưu việt của chế độ ta. Tổng Bí thư rất tâm đắc khi nhắc lại câu nói sâu sắc, ngắn gọn của Bác Hồ: "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi"!

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng ta xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước; phát triển văn hóa đồng bộ, hài hoà với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - điều này thể hiện tính ưu việt của chế độ ta. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất tâm đắc khi nhắc lại câu nói sâu sắc, ngắn gọn của Bác Hồ: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”!

Cũng tại hội nghị này, Tổng Bí thư yêu cầu lấy con người là chủ thể, giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; do đó, trọng tâm xây dựng và phát triển văn hóa là xây dựng con người có nhân cách và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; chú trọng mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị, văn hóa và kinh tế; xây dựng văn hóa trong Đảng và trong hệ thống chính trị; xây dựng văn hóa công chức, văn hóa công vụ, đặc biệt là đạo đức công vụ, chú trọng sự nêu gương của cán bộ, đảng viên; xây dựng gia đình văn hóa là tế bào khỏe mạnh của xã hội...

Qua dòng chảy thời gian, nhận thức của Đảng ta về xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới từng bước được bổ sung, phát triển và ngày càng hoàn thiện, toàn diện và sâu sắc hơn. Nhìn lại những thành tựu trên lĩnh vực xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, đặc biệt là trong 35 năm đổi mới gần đây, chúng ta có quyền tự hào về những đóng góp to lớn của nền văn hóa vào sự nghiệp cứu quốc và kiến quốc.

Để xây dựng xã hội văn hóa, việc đấu tranh, phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, cái lạc hậu, chống các quan điểm, hành vi sai trái cần được chú trọng hơn nữa, trong đó cần biểu dương những tấm gương sáng để lan toả vào đời sống xã hội, củng cố niềm tin, tạo nguồn cảm hứng góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

Vẫn còn đây đó, một số lĩnh vực văn hóa còn nặng về hình thức, chưa đi vào chiều sâu, thực chất. Văn hóa chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước. Môi trường văn hóa vẫn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực… - những khiếm khuyết ấy đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ ra và yêu cầu kịp thời chấn chỉnh để văn hóa thực sự được coi trọng đúng với vị trí của nó.