Thanh khoản thấp là tốt

Tính theo giá trị giao dịch, tổng quy mô 3 sàn tuần qua đạt trung bình 13.483 tỷ đồng, tăng 3,1% so với tuần trước đó. Đây không phải là một mức thanh khoản cao, thậm chí rất thấp, nhưng lại là một tín hiệu khả quan.

Điều này không hề trái ngược. Không phải lúc nào thanh khoản lớn cũng là tốt và thanh khoản nhỏ là xấu. Điều quan trọng hơn của thanh khoản, là thị trường đang trong giai đoạn nào, vì thanh khoản chỉ là một biểu hiện nhìn thấy được của tâm lý nhà đầu tư.

Thanh khoản chạm đáy, thị trường có cơ hội phục hồi?
Vn-Index đã 3 lần kiểm tra vùng hỗ trợ.

Thị trường kết thúc nhịp lao dốc nặng nề nửa đầu tháng 2022 vào ngày 17/5 vừa qua. Đó là lần đầu tiên VN-Index xác nhận một “đáy khả dĩ” trong vùng 1150-1156 điểm. Lần thứ hai VN-Index quay lại vùng đáy này là 21-23/6 và lần thứ 3 là các phiên 6-7/7 và cả phiên ngày 11/7 trong tuần qua. Như vậy một vùng “đáy khả dĩ” được thử thách tới 3 lần, và càng những lần sau, thanh khoản càng giảm đi.

Cụ thể, trong tuần kiểm định đáy thứ 1 (từ 16-20/5), thanh khoản sàn HoSE (khớp lệnh) trung bình là 12.627 tỷ đồng/ngày. Lần kiểm định đáy thứ 2 (từ 20-24/6), thanh khoản còn 11.342 tỷ đồng. Lần thứ 3 bao gồm các phiên 6-8/7 và 11-12/7 (5 phiên giao dịch), thanh khoản còn 9.529 tỷ đồng.

Logic của diễn biến thanh khoản trong các nhịp kiểm định đáy như vậy là: nếu nhà đầu tư hoảng sợ về một xu hướng giảm, áp lực bán phải càng ngày càng mạnh lên (điều này rất rõ trong giai đoạn tháng 4-5 vừa qua). Khi thị trường liên tục trồi sụt quanh một vùng giá, nhưng áp lực bán càng ngày càng giảm đi, nghĩa là nỗi sợ hãi cũng giảm dần. Nói đơn giản, ví dụ một cổ phiếu XYZ đang lao dốc, nhà đầu tư sẽ bán ra, khi giá 3 lần ở cùng một mức nhưng lực bán yếu dần, tức là vẫn ở ngưỡng giá đó, nhà đầu tư sợ hãi trong lần đầu tiên, nhưng bớt sợ sau đó. Hoặc, khối lượng cần bán đã bị bán đáng kể, nên các lần kiểm định đáy sau đó cung cầu đã đủ cân bằng được.

Bất kỳ nhà đầu tư nào cũng muốn bán đi rủi ro và mua vào cơ hội, chứ không ai làm ngược lại. Việc giảm bán chính là một biểu hiện của đánh giá rủi ro giảm đi, trước khi lực mua tăng lên khi nhà đầu tư nhìn thấy cơ hội.

Vì vậy việc đánh giá thanh khoản gắn chặt với diễn biến của xu hướng, chứ không nhất thiết là dòng tiền ít hay nhiều. Khi thị trường trong xu hướng giảm, nhìn đâu cũng sẽ thấy các loại thông tin tiêu cực, dòng tiền co về phòng thủ là điều đương nhiên. Bất kỳ nhà đầu tư nào cũng muốn bán đi rủi ro và mua vào cơ hội, chứ không ai làm ngược lại. Việc giảm bán chính là một biểu hiện của đánh giá rủi ro giảm đi, trước khi lực mua tăng lên khi nhà đầu tư nhìn thấy cơ hội.

Rủi ro còn gì?

Sau đợt bán giảm chấp mạnh mẽ trong tháng 4 và tháng 5 vừa qua, thị trường chìm vào giai đoạn đi ngang và thanh khoản rất nhỏ. Những rủi ro nội tại – mà lớn nhất là quy mô margin khổng lồ - đã giảm đi rất nhiều. Thậm chí tiến triển vĩ mô còn đang tốt hơn diễn biến thị trường chứng khoán, khi tăng trưởng 6 tháng đầu năm mạnh mẽ, lạm phát được kiềm chế, mặt bằng lãi suất vẫn thấp và những dự báo thuận lợi hơn trong những tháng tới, khi áp lực tăng giá hàng hóa thế giới cũng nhẹ đi.

Thanh khoản chạm đáy, thị trường có cơ hội phục hồi?
Chỉ số S&P500 của Mỹ đang có xu hướng phục hồi rõ nét hơn cả VN-Index.

Có thể nói hiện không tìm thấy thông tin rủi ro nào trong nước cũng như từ nội tại thị trường. Điều còn lại là rủi ro từ bên ngoài, với áp lực tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương để đối phó với lạm phát, nhất là FED. Chứng khoán Mỹ tuần qua đã có những phiên phản ứng rất tiêu cực, nhưng cuối cùng những tín hiệu bình tĩnh lại cũng đã được nhìn thấy.

Nếu chứng khoán Mỹ không xấu hơn, đó có thể là một sự bình tĩnh đón nhận và đó cũng là rủi ro cuối cùng trong ngắn hạn.

Thậm chí, nếu xét theo chỉ số đại diện, ví dụ S&P500, cơ hội tạo đáy còn rõ hơn cả VN-Index. Chỉ số này cũng có một đáy thấp nhất sau nhịp lao dốc từ tháng 4 đến tháng 6 và dừng lại trong ngày 17/6. Tính đến cuối tuần qua S&P500 còn cao hơn đáy tới 5,36%, trong khi đó VN-Index so với mức đóng cửa thấp nhất ở nhịp giảm này, mới chỉ cao hơn 2,58%.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 15/7

Giá đóng

cửa

ngày 8/7

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 15/7

Giá đóng

cửa

ngày 8/7

Mức

tăng

(%)

DTT

13.7

16.95

-19.17

TNC

58.2

44.55

30.64

LCM

2.85

3.33

-14.41

HNG

6.36

5.2

22.31

PXS

4.4

5

-12

MHC

7.15

5.88

21.6

TIX

29.5

32.7

-9.79

RIC

15

12.4

20.97

TMS

73.2

79.5

-7.92

VPH

8.83

7.32

20.63

DGW

52.5

57

-7.89

UIC

52.5

43.8

19.86

SVC

95

102.7

-7.5

CRE

25.25

21.1

19.67

FRT

73.3

79.1

-7.33

CKG

15.95

13.65

16.85

OGC

13

14

-7.14

VDS

18.9

16.3

15.95

CEE

11.3

12.1

-6.61

TLD

6.31

5.46

15.57

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 15/7

Giá đóng

cửa

ngày 8/7

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 15/7

Giá đóng

cửa

ngày 8/7

Mức

tăng

(%)

VXB

11

16.5

-33.33

CMS

11.5

9.3

23.66

L40

17.2

23.5

-26.81

PVL

6.4

5.3

20.75

CAN

48

65

-26.15

LBE

38.1

31.6

20.57

APP

6.5

8.4

-22.62

SGD

21.9

18.3

19.67

HHC

82

98.9

-17.09

VE8

8.2

6.9

18.84

C92

3.7

4.4

-15.91

SVN

5.9

5

18

TSB

8.9

10.4

-14.42

LUT

4.9

4.2

16.67

PGT

5.2

6

-13.33

VLA

71

61

16.39

MEL

11.7

13.3

-12.03

SDA

15.2

13.1

16.03

VTJ

4.2

4.7

-10.64

SLS

146.9

127

15.67

Thị trường chứng khoán thường chiết khấu trước các rủi ro, vì thế nỗi sợ FED tăng lãi suất 1 điểm phần trăm trong vài ngày tới có thể được nhin thấy từ các diễn biến hàng ngày. Nếu chứng khoán Mỹ không xấu hơn, đó có thể là một sự bình tĩnh đón nhận và đó cũng là rủi ro cuối cùng trong ngắn hạn.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị

khớp lệnh

(tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

bán (tỉ đồng)

4.7.2022

9,736.7

665.2

795.3

5.7.2022

13,361.9

615.3

911.4

6.7.2022

12,240.1

688.5

1,482.8

7.7.2022

8,482.0

958.1

473.1

8.7.2022

10,376.4

693.1

1,120.8

11.7.2022

11,240.6

569.1

565.9

12.7.2022

10,538.3

489.8

821.5

13.7.2022

11,659.7

467.7

833.2

14.7.2022

11,218.3

573.1

415.3

15.7.2022

12,644.8

644.9

832.1