Khẩn trương hoàn thiện quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia Đấu thầu mua gạo dự trữ quốc gia công khai, minh bạch Xuất cấp gần 1.153 tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ người dân 3 huyện của tỉnh Thanh Hóa
Từng bước hiện đại hóa kho tàng, cơ sở vật chất dự trữ quốc gia
Vùng kho kiểu mẫu tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh. Ảnh: TL

Hệ thống kho, trụ sở tiếp tục được đầu tư, cải tạo

Trong thời gian qua, các đơn vị thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước (DTNN) đều đã được đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa trụ sở theo quy hoạch. Qua đó, hệ thống cơ sở vật chất ngành đã từng bước được xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ, hiện đại đáp ứng các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

Đánh giá về việc xây dựng hệ thống kho tàng, cơ sở vật chất của ngành DTNN, ông Trần Thế Quân - Phó Vụ trưởng Vụ Tài vụ Quản trị (Tổng cục DTNN) cho biết, Tổng cục DTNN đã tổ chức, triển khai ban hành các văn bản thông báo quy hoạch chi tiết hệ thống kho DTNN, hướng dẫn các đơn vị triển khai công tác xin cấp đất xây dựng dự án kho DTNN thuộc Tổng cục DTNN.

Tổng cục DTNN cũng đã đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị khẩn trương thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt dự án và tổ chức thực hiện đầu tư các dự án xây dựng theo mô hình thiết kế chung của toàn tổng cục, phù hợp với công nghệ bảo quản kín trong kho bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả giảm chi phí đầu tư và bảo quản hàng hóa. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị thực hiện thanh lý các điểm kho nhỏ lẻ, phân tán, không áp dụng công nghệ bảo quản mới.

Ngoài nguồn vốn ngân sách tập trung bố trí hàng năm, theo kế hoạch trung hạn bố trí thực hiện đầu tư các điểm kho theo quy hoạch được duyệt, Tổng cục DTNN chỉ đạo các cục khu vực sử dụng nguồn kinh phí sửa chữa lớn để thực hiện công tác mở rộng đất, cải tạo nâng cấp đối với các điểm nằm trong kho quy hoạch.

Sắp xếp, xử lý nhà, đất phù hợp

Tổng cục Dự trữ Nhà nước đang quản lý 260 cơ sở nhà, đất. Đến nay, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã báo cáo Bộ Tài chính việc sắp xếp 237/245 cơ sở nhà, đất và Bộ đã phê duyệt 42/237 cơ sở nhà, đất. Còn lại 8 cơ sở nhà, đất, các đơn vị đang hoàn thiện hồ sơ theo quy định để báo cáo Bộ Tài chính.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, để đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kho dự trữ, Tổng cục DTNN đã tổ chức thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc và lựa chọn phê duyệt mô hình dự án mẫu đối với các dự án đầu tư xây dựng kho DTNN tại Quyết định số 846/QĐ-TCDT ngày 26/9/2014 gồm các hạng mục đầu tư như: kho lương thực 21m x 60m, kho vật tư kích thước 21m x 60m, nhà điều hành 2 tầng, nhà thiết bị bảo quản 2 tầng, nhà thường trực, trạm bơm, hồ nước cứu hỏa và các hạng mục phụ trợ.

Theo ông Trần Thế Quân, khi áp dụng mô hình dự án mẫu đối với dự án đầu tư xây dựng kho lương thực áp dụng phương pháp bảo quản kín trong kho, không lắp đặt thiết bị bảo quản. Nhờ đó, việc lập, điều chỉnh các dự án sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí đầu tư và tạo ra hệ thống kho đảm bảo an toàn, hiện đại.

Số liệu thống kê cho thấy, từ năm 2004 đến nay, Tổng cục DTNN đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng 27 dự án đầu tư xây dựng kho tàng giai đoạn 1 với tích lượng hơn 210.000 tấn/ kho.

Đối với các công trình nâng cấp, cải tạo kho dự trữ, Tổng cục đã hoàn thành 43 công trình với tích lượng hơn 109.000 tấn; hoàn thành 10 dự án trụ sở làm việc tại các cục DTNN khu vực với tổng diện tích hơn 30.000 m2.

Cần bổ sung thêm nguồn lực

Theo đại diện lãnh đạo Tổng cục DTNN, bên cạnh kết quả đạt được trên, việc xây dựng cơ sở vật chất của ngành DTNN cũng gặp nhiều khó khăn như: Hiện nay mạng lưới hệ thống kho dự trữ quốc gia (DTQG) phần lớn được xây dựng từ những năm 1960, chưa đáp ứng được yêu cầu về hệ thống kho dự trữ quốc gia hiện đại, quy mô, tập trung, phân bổ các vùng chiến lược theo quy hoạch, theo Chiến lược Phát triển Dự trữ quốc gia.

Bên cạnh đó, kế hoạch trung hạn được phân bổ đối với ngành Dự trữ hiện nay còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu về hệ thống kho DTQG hiện đại, quy mô, tập trung, phân bố các vùng chiến lược theo quy hoạch, theo chiến lược phát triển DTQG…

Tổng cục DTNN sẽ tiếp tục hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản và cải tạo sửa chữa, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, giải ngân 100% kế hoạch vốn được giao; đôn đốc các chủ đầu tư tổ chức triển khai, hoàn thiện các thủ tục để điều chỉnh thực hiện dự án theo tổng mức đầu tư điều chỉnh được Bộ Tài chính phê duyệt.

Đồng thời, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện công tác xây dựng cơ bản và cải tạo, sửa chữa 2023; thực hiện thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án, công trình theo tiến độ./.