Cơ sở để Fiin Ratings đưa ra đánh giá xếp hạng trên dựa trên tình hình kinh doanh và các thông số tài chính của F88.

Theo số liệu tổng hợp từ Fiin Ratings, quý I/2024, dư nợ cho vay của F88 tăng trưởng ở mức 3,9%. Cùng với đó, doanh thu từ lãi và phí cho vay của đơn vị này tăng trưởng ở mức 18,4%, ghi nhận lợi nhuận quý là 31,1 tỷ đồng.

Fiin Ratings xếp hạng F88 ở mức BBB-
Fiin Ratings xếp hạng F88 ở mức BBB-. Ảnh: T.L
Bộ Tài chính làm việc với S&P Global Ratings về xếp hạng tín nhiệm năm 2024 của Việt Nam Vì sao cần đề cao xếp hạng tín nhiệm trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp?

Tỷ lệ đòn bẩy tài chính cuối quý I/2024 của chuỗi cho vay cầm cố này là 1,8 lần, so với mức trung bình ngành tài chính tiêu dùng năm 2023 là 3,7 lần. Nhìn chung, tỷ lệ này đang trong đà giảm dần, từ năm 2022 đến nay, từ mức 3,9 lần năm xuống mức 1,7 lần vào tháng 12/2023.

Hiện tại, F88 vẫn duy trì chính sách trích lập dự phòng 100% nợ quá hạn trên 90 ngày và xóa sổ khỏi dư nợ nội bảng. So sánh toàn thị trường thì các ngân hàng và tổ chức tài chính khác thường quy định thời gian trích lập nợ quá hạn là trên 360 ngày.

Ngoài ra, F88 vẫn duy trì tỷ lệ vay trên giá trị LTV ở mức trung bình, thấp hơn cam kết với các bên cho vay nước ngoài là 80%.

Về thực trạng xử lý nợ xấu từ giữa năm 2023 đến nay, tỷ lệ thu hồi nợ vào quý I/2024 ở mức 22,6%, so với mức bình quân năm 2023 là 15,6%.

Từ trước 2023, công ty dịch vụ tài chính này này đã thực hiện huy động vốn từ phát hành trái phiếu, các quỹ nước ngoài, các ngân hàng… nhằm giảm thiểu rủi ro tái cấp vốn và trên thực tế đã giảm được chi phí huy động vốn từ mức 12%/năm xuống 11%/năm.

Sự phục hồi chậm của thị trường cho vay tiêu dùng

Trong báo cáo của mình, Fiin Ratings nhấn mạnh vào sự trầm lắng và phục hồi chậm của thị trường cho vay tiêu dùng bằng nhận định dư nợ cho vay toàn thị trường nói chung đã giảm 21,4% trong năm 2023 và có xu hướng tăng trưởng âm trong quý I/2024.