Tăng trưởng đột phá nhờ ưu thế vượt trội của hạ tầng số

Theo Thời báo IoT (IoT Times), dù rất “lạ tai” nhưng ngay từ đầu năm 2022, mạng di động dùng riêng (private mobile networks - PMN) đã được nhận định là bước đột phá trong cách mạng công nghiệp 4.0. Internet vạn vật (IoT), tự động hóa kết hợp với tốc độ đường truyền siêu nhanh của mạng 5G được xem là yếu tố chính khiến mạng PMN dễ dàng đi vào cuộc sống.

Vậy 5G PMN là gì và tại sao nó đang trở thành xu hướng giúp thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn?

5G PMN là mạng di động dành riêng cho mỗi doanh nghiệp, tổ chức và cả cá nhân có nhu cầu trong việc sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dụng… cần kết nối thời gian thực, giúp bảo mật ở mức độ cao cũng như duy trì chất lượng dịch vụ.

Mạng 5G dùng riêng ở Việt Nam đang phát triển ra sao?
Mạng 5G PMN sẽ đảm bảo cho việc vận hành thông suốt của nhà máy sản xuất thông minh với nhiều thiết bị di động, rô bốt tự hành….

Chẳng hạn như, trong một doanh nghiệp sản xuất, các thiết bị bên trong gồm dây chuyền, thang tải, rô bốt, máy tính bảng của công nhân... đều phải được kết nối vào một mạng Internet như cáp Internet nội bộ hoặc Wi-Fi. Tuy nhiên, các mạng này không phù hợp với việc kết nối đa thiết bị. Mạng có dây có tính ổn định cao nhưng lại không thể kết nối với các thiết bị di động. Trong khi mạng Wi-Fi giá rẻ lại gặp vấn đề về độ phủ.

Sự tồn tại của những “điểm mù Wifi” mất kết nối trong kỷ nguyên số đồng nghĩa với hoạt động tự động hóa mất dấu sản phẩm, con người hoặc phương tiện – điều tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất của công ty. Nó cũng khiến doanh nghiệp sản xuất ít hơn so với năng lực nhưng lại tốn nhiều hơn so với mức cần thiết.

Sự xuất hiện của 5G PMN sẽ giải quyết vấn đề hạ tầng kết nối với nhiều ưu điểm nổi trội.

Thứ nhất, 5G PMN đáp ứng tốt yêu cầu của lượng ứng dụng bùng nổ trong cách mạng 4.0, mạng 5G và hiện đại hóa, tự động hóa cho doanh nghiệp. Thứ 2, mạng di động 5G dùng riêng cải thiện vùng bao phủ với số lượng lớn kết nối so với mạng Wifi hay các mạng truyền thống khác. Do được xây dựng riêng nên 5G PMN mang đến độ tin cậy cực cao cho các ứng dụng của doanh nghiệp. Mạng sử dụng tần số được quy hoạch nên ít bị ảnh hưởng bởi nhiễu từ các hệ thống khác.

Đồng thời, mạng 5G PMN đáp ứng yêu cầu bảo mật cao, một trong các yêu cầu quan trọng với doanh nghiệp trong tiến trình phát triển và chuyển đổi số. Với độ trễ cực thấp (tối thiểu 1ms) và băng thông rộng (lên đến 4.7Gbps), mạng 5G dùng riêng có thể quản lý và phân bổ ưu tiên lưu lượng truy cập vào mạng cho thiết bị, người dùng theo yêu cầu hoạt động. Ngoài ra, mạng 5G PMN có thể phân chia được lưu lượng truy cập nên quản lý và xử lý được nghẽn mạng.

IoT Times cho biết 5G PMN đang tăng trưởng rất nhanh bởi những hiệu quả vượt trội mà mạng này mang lại. Spirent Communications - một công ty thử nghiệm viễn thông đa quốc gia có trụ sở tại Vương quốc Anh, dự báo thị trường 5G PMN có thể đạt 7,7 tỷ USD vào năm 2027 và sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa.

5G PMN ở Việt Nam phát triển ra sao?

Dù là thuật ngữ mới nhưng 5G PMN đã được triển khai thử nghiệm thành công tại Việt Nam với nhà cung cấp đầu tiên là Viettel cùng dịch vụ Viettel 5G Private Mobile Network.

Các kỹ sư Viettel đã thử nghiệm thành công 5G PMN tại nhà máy thông minh đầu tiên tại Việt Nam – nhà máy Pegatron ở Hải Phòng với độ phủ phủ đạt 99%, độ trễ dưới 1 ms trên một diện tích lên tới 250.000 m2. Không chỉ vượt trội so với nền tảng Wifi, Viettel 5G PMN còn tối ưu hơn về chi phí khi khi giá thành chỉ bằng 78% so với triển khai mạng Wifi.

Mạng 5G dùng riêng ở Việt Nam đang phát triển ra sao?
Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) đã triển khai thử nghiệm thành công 5G PMN cho nhà máy thông tin của Pegatron tại Hải Phòng. Ảnh: Linh Hùng

Ông Đào Xuân Vũ - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết, 5G PMN là một xu thế phát triển mạnh mẽ trong tương lai góp phần thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xã hội số với tốc độ tăng trưởng dự kiến hàng năm (CAGR) là 51,2% từ năm 2023 đến năm 2030. Tại Việt Nam, hệ thống khu công nghiệp, cảng biển, cảng hàng không, các trung tâm logictics có mặt ở hầu hết các tỉnh thành khu kinh tế trong cả nước. Do đó, việc ứng dụng 5G PMN kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền kinh tế nói chung và các lĩnh vực sản xuất, khai khoáng, logistics, thành phố thông minh...

Việc ứng dụng 5G PMN vào hoạt động sản xuất cũng thúc đẩy chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang sản xuất thông minh, giúp thu về hiệu quả lớn về chi phí và tăng hiệu suất. Ngoài ra, chất lượng sản phẩm cũng được đảm bảo hơn khi ứng dụng tự động hóa vào sản xuất.

Lãnh đạo Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) cho biết, với việc làm chủ hạ tầng mạng lưới cũng như công nghệ, công ty này đã sẵn sàng tích hợp các ứng dụng trong hệ sinh thái số dành cho nhà máy thông minh trên hạ tầng mạng di động dùng riêng 5G PMN./.

5G PMN là một xu thế phát triển mạnh mẽ trong tương lai góp phần thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xã hội số với tốc độ tăng trưởng dự kiến hàng năm (CAGR) là 51,2% từ năm 2023 đến năm 2030. Tại Việt Nam, hệ thống khu công nghiệp, cảng biển, cảng hàng không, các trung tâm logictics có mặt ở hầu hết các tỉnh thành khu kinh tế trong cả nước. Do đó, việc ứng dụng 5G PMN kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền kinh tế nói chung và các lĩnh vực sản xuất, khai khoáng, logistics, thành phố thông minh...