Theo đó, lệ phí cấp giấy phép và phí sử dụng tần số vô tuyến điện có mức thu như sau: Đối với các nghiệp vụ vô tuyến điện có mức thu từ 50 – 300 – 600 đồng/một lần cấp; đối với tuyến vi ba, đài tàu biển, tàu bay có mức thu là 500 đồng/một lần cấp; đối với thiết bị vô tuyến điện nghiệp dư là 240 đồng/một lần cấp; Cấp giấy phép sử dụng băng tần và giấy phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh có mức thu là 10.000 đồng/một lần cấp.

Mức thu của nghiệp vụ di động được quy định như sau: Sử dụng tần số thuộc băng tần MF/HF có mức thu là 5.000 đồng/một lần cấp; sử dụng tần số thuộc băng tần VHF 2.500 đồng/một lần cấp; sử dụng tần số theo quy hoạch để liên lạc với phương tiện nghề cá 1.500 đồng/một lần cấp. Nghiệp vụ di động hàng không có mức thu như: Đài mặt đất thuộc nghiệp vụ di động hàng không có mức thu 1.200 đồng/một lần cấp; đối với máy bay hành khách dưới 38 chỗ có mức thu 2.400 đồng/một lần cấp, từ 38 đến 100 chỗ mức thu 3.800 đồng/một lần cấp, trên 100 chỗ có mức 4.200 đồng/một lần cấp...

Nghiệp vụ vô tuyến điện khác như đài di động đặt trên tàu sử dụng tần số thuộc nghiệp vụ di động có mức thu 1.200đồng/một lần cấp; đài vô tuyến điện liên lạc với phương tiện nghề cá có mức 300đồng/một lần cấp.

Tiền lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện và phí sử dụng tần số vô tuyến điện là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước.

Cục Tần số vô tuyến điện được trích 60% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho việc quản lý và thu phí theo chế độ quy định tại Thông tư số 97/2009/TT-BTC ngày 20/5/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với Cục Tần số vô tuyến điện. Và có trách nhiệm kê khai, nộp và quyết toán 40% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2013.

Đối với phần lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện và phí sử dụng tần số vô tuyến điện mà Cục Tần số vô tuyến điện đã gửi Thông báo về phí, lệ phí trước ngày 01/10/2013 thì không truy thu, truy hoàn phần chênh lệch theo biểu mức thu quy định tại Thông tư này.

PĐT