Bài 2: Sẵn sàng hành động đáp ứng những yêu cầu từ thực tiễn
Bài 3: Đổi mới hoạt động giám sát là khâu trọng tâm, then chốt

Quyết liệt, khẩn trương để giải quyết những vấn đề cấp bách và lâu dài, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tuy nhiên, tuyệt đối không nóng vội, hình thức là một trong những dấu ấn nổi bật trong công tác lập pháp của Kỳ họp thứ 6 nói riêng và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV nói chung. Đây là biểu hiện của một Quốc hội trách nhiệm, chuyên nghiệp, luôn đặt chất lượng công việc lên hàng đầu.

Khối lượng công việc lập pháp lớn nhất từ trước đến nay

Hậu đại dịch, không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đối mặt với sự suy giảm của nền kinh tế. Trong điều kiện khó khăn, những tồn tại, yếu kém nội tại của nền kinh tế kéo dài từ lâu đến nay càng bộc lộ rõ...

Cũng vì vậy, so với thời gian trước, khối lượng công việc, đặc biệt là công tác lập pháp tại các kỳ họp Quốc hội tăng đáng kể, với yêu cầu cao hơn, đồng thời, phải giải quyết một số vấn đề đột xuất và nhiều vấn đề phức tạp, quan trọng, cấp bách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế đất nước.

Bài 1: Quyết liệt, khẩn trương nhưng không vội vàng, hình thức
Quốc hội khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 6. Ảnh: Quochoi.vn

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thông qua 7 luật, 9 nghị quyết, cho ý kiến lần thứ 3 đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), cho ý kiến lần 2 đối với dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) và cho ý kiến lần đầu đối với 8 dự án luật khác.

Với số lượng luật, nghị quyết được xem xét, cho ý kiến này, đây là kỳ họp có khối lượng lập pháp nhiều nhất từ trước đến nay. Trong đó, có những dự án luật có nhiều nội dung phức tạp, nhạy cảm, ảnh hưởng sâu rộng tới kinh tế xã hội của đất nước như Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)…

Để hoàn thành khối lượng công việc rất lớn này, Quốc hội đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, trí tuệ, tập trung thảo luận, xem xét kỹ lưỡng từng nội dung. Các nội dung được thông qua hay chưa được thông qua thì đều đạt sự đồng thuận, nhất trí cao của các đại biểu Quốc hội.

Để có được dự thảo luật có chất lượng cao, Quốc hội đã phối hợp chặt chẽ với Chính phủ có kế hoạch từ sớm, làm việc cả ngày nghỉ. Các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ thành lập những nhóm kỹ thuật để tiếp thu, giải trình các ý kiến, đặc biệt đối với những luật phức tạp như Luật đất đai, khối lượng góp ý rất lớn, lên đến 12 triệu ý kiến. Quốc hội đã tiếp thu trên tinh thần không bỏ sót ý kiến nào để tìm ra phương án khả thi nhất.

Chất lượng là ưu tiên hàng đầu

Quyết liệt, khẩn trương là vậy nhưng không có nghĩa tiến độ được coi trọng hơn chất lượng. Đó là lý do Quốc hội đã quyết định điều chỉnh thời gian thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), dù đã được cho ý kiến tại 2, 3 kỳ họp.

Bài 1: Quyết liệt, khẩn trương nhưng không vội vàng, hình thức
Các đại biểu biểu quyết thông qua việc điều chỉnh Chương trình Kỳ họp. Ảnh: Quochoi.vn

Theo Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, cũng nên xác định đây là điều bình thường trong hoạt động của Quốc hội, không riêng gì hoạt động lập pháp.

“Chúng ta đã nỗ lực hết sức, đã chủ động với tinh thần từ rất sớm, rất xa trong việc chuẩn bị các nội dung trình Quốc hội nhưng nếu có nội dung nào chưa đáp ứng được yêu cầu thì phải tiếp tục hoàn thiện chứ không phải là chạy theo tiến độ, dù tiến độ cũng rất quan trọng nhưng chất lượng vẫn phải đặt lên hàng đầu”, ông nhấn mạnh.

Việc này, theo Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, thể hiện sự cẩn trọng, trách nhiệm vì trong quá trình thảo luận cần xem xét kỹ lưỡng, nhất là đánh giá tác động chính sách, đảm bảo khi luật ban hành đáp ứng yêu cầu cuộc sống, không xung đột, chồng chéo, tránh việc luật ra đời thời gian ngắn lại phải sửa đổi. "Do đó rất cần thời gian, sẽ thông qua vào thời điểm thích hợp… Chứ không vì phải thông qua mà tại kỳ họp phải bấm nút, làm cho hệ thống pháp luật không ổn định" - ông Bùi Văn Cường nói.

Đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phạm Thị Hồng Yến cho hay, tới thời điểm hiện nay, ngoài vấn đề đã thống nhất các phương án chỉnh sửa, vẫn còn tồn tại một số nội dung lớn cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách, thực hiện rà soát toàn thể dự thảo luật, dự thảo văn bản hướng dẫn.

Cụ thể các nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, thiết kế các phương án tối ưu bao gồm: Thực hiện nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở kinh doanh thương mại dịch vụ; mối quan hệ giữa các trường hợp thu hồi đất và thỏa thuận quyền sử dụng thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội mà không sử dụng vốn ngân sách nhà nước; vấn đề quản lý khai thác quỹ đất; các trường hợp áp dụng phương pháp định giá đất cũng như sử dụng đất quốc phòng an ninh kết hợp kinh tế; trường hợp tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án bất động sản...

Bài 1: Quyết liệt, khẩn trương nhưng không vội vàng, hình thức
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữa Kỳ họp thứ 6. Ảnh: Quochoi.vn

Đối với Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến 3 lần, nhưng hiện nay vẫn còn một số vấn đề hết sức quan trọng còn ý kiến khác nhau gồm: Can thiệp sớm; kiểm soát đặc biệt; cho vay đặc biệt các tổ chức tín dụng. Đây là các vấn đề hết sức trọng yếu, ảnh hưởng đến an ninh, an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng nói riêng, an toàn tài chính quốc gia nói chung và liên quan việc sử dụng các nguồn lực nhà nước.

Mặc dù hai dự án luật trên cần sớm được ban hành để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trên thực tiễn, song như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhiều lần nhấn mạnh, “chuẩn bị kỹ lưỡng, đủ rõ mới quyết, cấp bách nhưng không nóng vội” và “ưu tiên hàng đầu là chất lượng”.

Chuẩn bị "từ sớm, từ xa", chất lượng các luật, nghị quyết được nâng lên rõ rệt

Theo TS Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội (nay là Ủy ban Xã hội) của Quốc hội, qua hơn nửa nhiệm kỳ, Quốc hội khóa XV đã có nhiều đổi mới quan trọng, trong đó đổi mới quan trọng đầu tiên có thể đề cập đến là hoàn thiện thể chế. Trong nửa đầu nhiệm kỳ, Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đã ban hành 1.010 văn bản, gồm 23 luật, 101 nghị quyết của Quốc hội, 4 pháp lệnh và 882 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tiếp tục phát huy kết quả lập pháp của các nhiệm kỳ Quốc hội trước, có thể nói chất lượng các luật, nghị quyết được Quốc hội xem xét thông qua trong nửa nhiệm kỳ khóa XV này được nâng lên rõ nét, trên cơ sở tuân thủ quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, được chuẩn bị “từ sớm, từ xa”, có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, sự tham gia rộng rãi, hiệu quả của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tăng cường kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong xây dựng pháp luật “Làm mới” các động lực tăng trưởng cũ bằng chính sách, pháp luật Chủ tịch Quốc hội: Đánh giá công tâm, khách quan, chính xác trong ghi phiếu tín nhiệm