Theo đó, Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ được đầu tư xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, có đạo đức nghề nghiệp, có đầy đủ kỹ năng nhằm đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ; hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu lực hệ thống kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội.

Chú trọng phát triển nền tảng số cho Ngân hàng Chính sách xã hội
Tín dụng chính sách cũng hướng tới đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ để phục vụ khách hàng. Ảnh: T.L
Hệ sinh thái số ngân hàng: Cơ hội tăng trưởng cho doanh nghiệp Chính sách tài chính khơi nguồn lực cho phát triển

Cũng như các ngân hàng thương mại, NHCSXH cũng phải thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp, hiện đại hóa công tác quản trị điều hành nhằm phục vụ tốt hơn các đối tượng chính sách góp phần thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia.

NHCSXH cũng nhắm tới việc có khả năng tự chủ và phát triển ổn định lâu dài, đồng thời duy trì được vai trò là định chế tài chính công thực hiện các chính sách xã hội của Chính phủ, tập trung vào những lĩnh vực mà các tổ chức tài chính hoạt động theo nguyên tắc thị trường không thể đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng được một phần.

Nhà nước tập trung nguồn lực cho NHCSXH để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội phù hợp với các chương trình mục tiêu quốc gia và các nội dung của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tăng trưởng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước bình quân hằng năm khoảng 10%; 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính do NHCSXH cung cấp. Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 2%/tổng dư nợ./.