Bộ Tài chính yêu cầu 5 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư Đề nghị phân cấp, ủy quyền mạnh hơn để giảm tình trạng "phải đôn đốc nhau" giải ngân Chùm ảnh Bộ trưởng Hồ Đức Phớc kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công tại một số địa phương

Sẽ nghiên cứu chính sách hỗ trợ mạnh hơn cho doanh nghiệp, người dân

Giải trình tại Quốc hội cuối giờ sáng 1/6, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, trong lúc tình hình thế giới rất khó khăn, kết quả kinh tế - xã hội đạt được trong năm 2022 là tích cực, rất đáng trân trọng, tự hào.

Thành quả này có được, theo Bộ trưởng, là do sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Trung ương Đảng; sự giám sát, đồng hành hiệu quả của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội; sự chỉ đạo, điều hành rất quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng; sự nỗ lực, cố gắng, đồng lòng của cả hệ thống chính trị. “Một truyền thống hết sức tốt đẹp của dân tộc ta, là mỗi khi đất nước gặp khó khăn thì Việt Nam lại đoàn kết hơn, đồng lòng hơn và mạnh mẽ hơn” - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ với ý kiến của đại biểu nêu trước đó.

Phải phân cấp, phân quyền mạnh hơn nữa

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày tại phiên họp

Về tình hình năm 2023, Bộ trưởng cho hay từ cuối năm 2022 đã có nhiều khó khăn. Chúng ta đã nhận diện được hết những vấn đề này và có nhiều chính sách ứng phó. Theo Bộ trưởng, các nước phát triển khác đã có hàng trăm năm, hệ thống pháp luật đã hoàn thiện. Việt Nam hiện đang trong quá trình chuyển đổi nên “chuyện có vấn này, vấn đề kia, mâu thuẫn chồng chéo hay xung đột là bình thường”, quan trọng là phát hiện kịp thời và điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.

Bên cạnh đó, như nhiều đại biểu phát biểu, một số bộ phận cán bộ đang còn tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, né tránh, đùn đẩy trong xử lý công vụ của mình.

Mặc dù chưa đạt được kết quả như Quốc hội đã giao, nhưng theo Bộ trưởng, với kết quả tăng trưởng của quý I đạt 3,32% cũng là một kết quả tích cực so với các nước trên thế giới.

Đối với các vấn đề đại biểu nêu về khó khăn của doanh nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng hiện nay khó khăn tập trung ở 3 vấn đề. Thứ nhất là thị trường, thứ hai là dòng tiền và thứ ba là thủ tục hành chính và môi trường đầu tư kinh doanh. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào, các chi phí tuân thủ pháp luật, chi phí gia nhập thị trường còn cao. Các khó khăn của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động.

Bên cạnh nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân đã và đang thực hiện, Bộ trưởng khẳng định thời gian tới Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu để có những biện pháp, chính sách mạnh hơn, kịp thời và hiệu quả hơn hỗ trợ ngay cho doanh nghiệp và người lao động, qua đó hỗ trợ cho nền kinh tế trong thời gian tới.

Phân cấp mạnh hơn cho địa phương

Về đầu tư công, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư một lần nữa khẳng định “đến nay tất cả những vấn đề phân cấp, phân quyền của đầu tư công đã triệt để, giao hết tất cả các quyền cho các bộ, ngành và địa phương, từ khâu lựa chọn dự án, đến lập dự án, đến chuẩn bị dự án cho đến giải ngân đầu tư công, điều chỉnh dự án, giải phóng mặt bằng, đấu thầu dự án, triển khai, tổ chức thi công, v.v.. ”.

Phải phân cấp, phân quyền mạnh hơn nữa

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại phiên họp.

Bộ trưởng nêu rõ, “Bộ Kế hoạch và Đầu tư hay các cơ quan trung ương chỉ làm công tác tổng hợp và rà soát, đúng thì báo cáo Chính phủ, báo cáo Quốc hội để phân giao một cục về cho địa phương, trên cơ sở kế hoạch trung hạn 5 năm thì địa phương phân chi tiết cho từng dự án, các bộ trên trung ương không còn làm những việc đó nữa”.

Giải thích về việc cùng một mặt bằng pháp lý mà nơi làm tốt, nơi không, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng vấn đề nằm ở khâu tổ chức thực hiện. Do đó, Bộ trưởng đề nghị các đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp quan tâm và giám sát ngay địa phương mình, ngành mình để cùng với Chính phủ tạo chuyển biến tích cực trong giải ngân đầu tư công.

Tại hội trường Quốc hội, Bộ trưởng cũng bày tỏ đồng tình với các ý kiến, kiến nghị của các đại biểu nêu về việc phải đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, theo hướng trung ương tập trung quản lý những vấn đề lớn về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách, kiểm tra, giám sát. Cấp địa phương phải chịu trách nhiệm thực hiện, “chứ không để trên này các vấn đề cứ vướng”, Bộ trưởng nói.

Đối với một số vấn đề cụ thể đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay Chính phủ sẽ chỉ đạo nghiên cứu theo 2 hướng là những gì thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì sẽ phân cấp ngay cho địa phương; những vấn đề gì thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì sẽ nghiên cứu và báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội xem xét, như trong các lĩnh vực về xây dựng, đánh giá tác động môi trường, giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích đất lúa, đất rừng, giao vốn chương trình mục tiêu quốc gia... “Những vấn đề như thế chúng tôi kính mong được Quốc hội ủng hộ để tháo gỡ các vướng mắc” - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị./.