Quản lý nợ công vận dụng khuôn khổ chiến lược nợ trung hạn Tiếp tục duy trì thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực quản lý nợ công Thanh tra, kiểm tra nhằm thúc đẩy hiệu quả sử dụng và quản lý nợ công Vay, trả nợ công giữa kỳ đều đạt chỉ tiêu, định lượng Quốc hội đề ra
Quản lý nợ công được điều hành chủ động, chặt chẽ, thận trọng
Huy động vốn vay trong nước tiếp tục đóng vai trò chủ đạo, vốn vay nước ngoài giảm dần. Ảnh: TL

Các mục tiêu cụ thể, chỉ tiêu định lượng đều đạt

Theo lãnh đạo Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), Bộ Tài chính đã xây dựng, hoàn thiện Báo cáo về tình hình nợ công năm 2023, dự kiến năm 2024 và sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch vay, trả nợ công giai đoạn 2021-2025 trình Chính phủ, gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Theo báo cáo, kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 được thực hiện trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường, khó khăn nhiều hơn thuận lợi... Trong bối cảnh đó, nền tảng kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn được giữ vững, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế, an sinh xã hội, an ninh, quốc phòng được đảm bảo.

Trong đó, việc điều hành chính sách tài khóa tích cực, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm đã góp phần tích cực tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, hỗ trợ phục hồi kinh tế, trong khi vẫn cải thiện được cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) và các chỉ tiêu nợ công.

Triển khai Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025, đến nay các mục tiêu cụ thể, chỉ tiêu định lượng Quốc hội đề ra đều đạt. Cụ thể như sau:

Giai đoạn 2021-2023, tổng mức vay của Chính phủ đạt 42,9% kế hoạch. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ đạt 53,3% kế hoạch. Việc rút vốn các khoản Chính phủ vay về cho vay lại đảm bảo trong hạn mức. Kỳ hạn phát hành bình quân trái phiếu chính phủ (TPCP) năm 2021, năm 2022, năm 2023 đảm bảo mục tiêu 9 - 11 năm, theo Nghị quyết 23/2021/QH15. Tốc độ tăng dư nợ bảo lãnh chính phủ năm sau đảm bảo không vượt quá tốc độ tăng GDP danh nghĩa năm trước.

Các khoản vay chính phủ bảo lãnh cho dự án đầu tư chưa sử dụng đến hạn mức rút vốn ròng. Tổng mức vay của ngân sách địa phương đạt 26,3% kế hoạch được Quốc hội phê duyệt. Nghĩa vụ trả nợ của chính quyền địa phương đạt 41,1% kế hoạch Quốc hội phê duyệt. Các chỉ tiêu an toàn nợ từng năm giai đoạn 2021-2023 đảm bảo trong các mức trần và ngưỡng an toàn được phê duyệt.

Đảm bảo vốn vay cho ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển

Trong giai đoạn 2021- 2023, trong bối cảnh các quốc gia vay nợ để bổ sung nguồn lực đối phó với dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế, quản lý nợ công của Việt Nam vẫn được điều hành chủ động, chặt chẽ, thận trọng. Cho đến nay, Chính phủ đã chủ động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền nhằm hướng dẫn công tác huy động, sử dụng và quản lý nợ công, nghiên cứu; trình Quốc hội ban hành pháp luật để góp phần tháo gỡ vướng mắc trong việc thực hiện các dự án đầu tư, bao gồm các dự án đầu tư công, sử dụng vốn vay nước ngoài.

Trên cơ sở nghị quyết của Quốc hội về dự toán NSNN hằng năm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản nghị quyết, quyết định để triển khai các công cụ quản lý nợ, theo quy định của Luật Quản lý nợ công, gắn quản lý nợ công với quản lý NSNN, quản lý ngân quỹ nhà nước.

Trên cơ sở nhu cầu bội chi NSNN và trả nợ gốc, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan tập trung triển khai nhiệm vụ huy động vốn cho NSNN. Nguồn vốn huy động cho NSNN chủ yếu từ TPCP và vốn ODA, ưu đãi nước ngoài, đóng vai trò quan trọng cho đầu tư phát triển.

Về nhu cầu vốn, Chính phủ đã chủ động điều chỉnh nhu cầu vay, đảm bảo vẫn huy động đủ nguồn lực cho NSNN và tối ưu hoá chi phí. Bên cạnh việc tăng thu, tiết kiệm chi, Chính phủ cũng ưu tiên nguồn tăng thu NSNN để trả nợ. Ước thực hiện giai đoạn 2021-2023, huy động cho ngân sách trung ương khoảng 1.333 nghìn tỷ đồng, đạt 45,9% kế hoạch vay. Vay trả nợ gốc trong năm cũng nhằm mục đích đảo nợ cho các dự án đầu tư phát triển đã được bố trí vốn từ các năm trước đó.

Còn về cơ cấu nguồn vốn huy động, để huy động đủ nguồn lực cho bội chi NSNN theo kế hoạch tài chính ngân sách và bổ sung cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ linh hoạt sử dụng các cơ chế, chính sách, các công cụ phù hợp huy động thêm nguồn lực trong và ngoài nước, trong đó chủ yếu huy động từ phát hành TPCP, vay ODA, ưu đãi nước ngoài theo hình thức hỗ trợ cân đối ngân sách và các nguồn tài chính hợp pháp khác. Huy động vốn vay trong nước tiếp tục đóng vai trò chủ đạo, vốn vay nước ngoài giảm dần trong cơ cấu vay của Chính phủ.

Vay trong nước giai đoạn 2021-2023 khoảng 85,9% kế hoạch đã trình Quốc hội, trong đó vay từ nguồn TPCP chiếm 87% và từ nguồn ngân quỹ nhà nước chiếm 13% tổng vốn vay trong nước. Tỷ lệ huy động vốn vay trong nước năm 2021 đạt 77,4%, năm 2022 đạt 49,1%. Việc huy động vốn vay trong nước được điều hành linh hoạt trên cơ sở dự báo số thu NSNN, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tình hình thị trường (nhu cầu của nhà đầu tư, xu hướng lãi suất phát hành), kế hoạch sử dụng nguồn ngân quỹ nhà nước.

Nhiều khoản vay nước ngoài cho đầu tư phát triển

Huy động vốn vay nước ngoài của Chính phủ cũng được xác định là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển các dự án có tính liên kết vùng, có tính lan tỏa, góp phần thực hiện các cam kết của Chính phủ về phát triển xanh và bền vững. Giai đoạn 2021-2022, có 12 thỏa thuận vay được ký kết trị giá khoảng 1.123,8 triệu USD. Riêng năm 2023 (đến cuối tháng 9/2023) đã ký kết 6 thỏa thuận vay trị giá khoảng 554,9 triệu USD.