Siết chặt kỷ luật, kỷ cương qua thanh tra, kiểm tra

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) đã nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra việc quản lý và sử dụng nợ công trong tình hình mới.

Tiếp tục duy trì thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực quản lý nợ công

Quang cảnh hội nghị tổng kết công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực nợ công giai đoạn 2017 - 2022 tại Quảng Ninh, chiều ngày 12/5. Ảnh: Đức Minh

Ông Trương Hùng Long nhận định, với những thay đổi trong chính sách quản lý nợ công trong giai đoạn vừa qua, cùng với quy

Trong giai đoạn tới, từ 2023 - 2030 có nhiều vấn đề đặt ra, đòi hỏi cần tiếp tục đẩy mạnh nhiều hơn nữa công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quản lý nợ công. Đồng thời phải có những thụ hưởng mới, mở rộng, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

mô nợ công lớn, áp lực vay nợ cao, yêu cầu đảm bảo các chỉ số an toàn nợ cũng như hiệu quả sử dụng vốn, khả năng thu hồi vốn vay lại trong khi các dự án sử dụng vốn nợ công phân bổ ở rất nhiều lĩnh vực và đối tượng sử dụng vốn khác nhau, địa bàn thực hiện trên cả nước đòi hỏi các cơ quan quản lý tài chính cần tăng cường công tác về thanh tra, giám sát trong lĩnh vực quản lý nợ công để đảm bảo việc quản lý và sử dụng vốn của ngân sách nhà nước đúng mục tiêu và hiệu quả.

Theo lãnh đạo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, qua thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quản lý nợ công nhằm siết lại kỷ cương, kỷ luật tài chính sử dụng nguồn vốn của nhà nước trong đầu tư, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị sử dụng vốn, cũng như hiệu quả sử dụng vốn, qua đó công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng về quản lý nợ công. Đồng thời nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ cho các cơ quan đơn vị, đặc biệt là cán bộ của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Thanh tra Bộ Tài chính.

Qua 5 năm triển khai thực hiện, công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra tài chính đối tượng sử dụng nợ công (vốn vay ODA và viện trợ, vốn vay thương mại, vốn vay được Chính phủ bảo lãnh) đã từng bước cải thiện, tăng cường trong một thời gian dài; từ giai đoạn đầu còn hạn chế, việc đánh giá và phát hiện các vấn đề phát sinh của dự án còn chưa thực sự kịp thời cho tới các giai đoạn sau này đã được củng cố trong từng giai đoạn của dự án từ khi bắt đầu lập kế hoạch, giám sát rút vốn thực hiện đến trả nợ vay, giám sát, kiểm tra, thanh tra sau đầu tư, được áp dụng đối với tất cả các đối tượng sử dụng vốn nước ngoài. Cho tới các năm sau này, công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra đã được thực hiện thường xuyên, chuyên nghiệp.

Tiếp tục tăng cường phối hợp giữa các đơn vị

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Huy Trường, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính cũng khẳng định, công tác phối hợp giữa các đơn vị về thanh tra, giám sát trong lĩnh vực quản lý nợ công trong những năm gần đây đã từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả.

Tuy nhiên, ông Trường cho rằng, cần kết hợp vai trò thanh tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước với trách nhiệm sử dụng đúng mục đích vốn nợ công của các đơn vị sử dụng vốn, gắn với trách nhiệm giải trình theo chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan.

Theo Chánh Thanh tra Bộ Tài chính, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 14/2023/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính, trong đó có giao các đơn vị quy định chức năng, nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, Luật Thanh tra năm 2022 có hiệu lực từ 1/7/2023, mở rộng nhiều trong việc giao chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành cho các tổ chức thanh tra, kiểm tra của tổng cục, cục trực thuộc bộ.

"Trên cơ sở báo cáo của các phòng, Thanh tra Bộ Tài chính sẽ hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của mình, phân công cụ thể cho các phòng chức năng tiếp tục phối hợp với Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực quản lý nợ công" - ông Trường nói.

Hội nghị đã nghe đại diện các đơn vị đánh giá kết quả thực hiện sau 5 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ về thanh tra, giám sát trong lĩnh vực quản lý nợ công, đồng thời nêu rõ thực trạng, chia sẻ thông tin về công tác kiểm tra, giám sát trên một số lĩnh vực, như: Giám sát giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ thuộc phạm vi, trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước; kiểm tra, giám sát đối với việc sử dụng nợ chính quyền địa phương; thực trạng và môt số giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám sát, kiểm tra các dự án vay lại vốn nước ngoài của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam...

Qua thảo luận cho thấy, các đại biểu đều đánh giá ghi nhận những kết quả đã đạt được trong công tác phối hợp của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại với Thanh tra Bộ Tài chính trong việc lập kế hoạch, chia sẻ thông tin, tổ chức các hội thảo chuyên đề về trao đổi nghiệp vụ kiểm tra, thanh tra, nghiệp vụ kiểm soát chi, nghiệp vụ quản lý nợ công.

Các hạn chế, vướng mắc cũng được nêu rõ và các đơn vị đều đề xuất những biện pháp cụ thể trong công tác phối hợp để khắc phục hạn chế và thúc đẩy công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra trong giai đoạn tới.

Tiếp tục duy trì thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực quản lý nợ công

Lãnh đạo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cùng lãnh đạo Thanh tra Bộ Tài chính ký kết chương trình hành động giai đoạn 2023 - 2028. Ảnh: Đức Minh

Để tăng cường hoạt động trong giai đoạn 5 năm tiếp theo, lãnh đạo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại và Thanh tra Bộ Tài chính đã ký kết Chương trình hành động giai đoạn 2023 - 2028 thực hiện Quy chế phối hợp công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực quản lý nợ công, để định hướng mục tiêu hoạt động, đảm bảo hiệu quả, chất lượng./.