Thời gian thực hiện giao dịch dự kiến kéo dài trong 1 tháng kể từ ngày 15/4. Hiện tại, ông Nguyễn Đức Giang chưa sở hữu bất kỳ cổ phiếu VPB nào. Nếu mua hết số lượng cổ phiếu đăng ký, ông này sẽ sở hữu 0,5% vốn điều lệ VPB. Tạm tính với mức giá đóng cửa phiên giao dịch ngày 10/4 của VPB là 18.650 đồng/cổ phiếu, ông Nguyễn Đức Giang sẽ phải chi ra số tiền khoảng 223,8 tỷ đồng.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Vinh đang nắm 32,4 triệu cổ phiếu VPB, chiếm 1,3% vốn điều lệ.

Được biết, ngày 20/4 tới VPB sẽ chốt danh sách cổ đông để xin ý kiến thông qua phương án mua vào cổ phiếu quỹ nhằm mục đích bình ổn giá cổ phiếu VPB trên thị trường. Hiện tại, thị giá VPB đã giảm khoảng 35% từ mức đỉnh vào giữa tháng 2/2020, trong bối cảnh chung thị trường giảm sâu do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Trước đó, vào cuối tháng 10/2019, VPB cũng dự định chi ra khoảng 1.000 - 1.200 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối 6.252 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2018 để mua vào 50 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương gần 2% vốn điều lệ nhằm ổn định giá cổ phiếu trên thị trường và tăng tỷ lệ sinh lời trên mỗi cổ phiếu. Thị giá VPB khi đó cũng giảm khoảng 37% so với mức đỉnh, còn 18.200 đồng/cổ phiếu.

Về kinh doanh, kết thúc năm 2019 VPB công bố mức lợi nhuận hợp nhất trước thuế 10.334 tỷ đồng, vượt 9% kế hoạch và tăng 12% so với mức lợi nhuận trước thuế của năm 2018. Dự kiến trong tháng 4 này, ngân hàng sẽ tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2020 để thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó đáng chú ý là phương án phân chia lợi nhuận 2019 và kế hoạch kinh doanh năm 2020./.

Đỗ Doãn