Bình Định có tỷ lệ giải ngân cao nhất trong 3 tỉnh

Nhận xét về lĩnh vực đầu tư công (ĐTC) của tỉnh Bình Định, báo cáo của Đoàn công tác cho biết, kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 của tỉnh này là trên 7.365,6 tỷ đồng.

Với nguồn vốn được giao, UBND tỉnh Bình Định đã phân bổ chi tiết vốn ngân sách trung ương (NSTW) trên 1.276,9 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; vốn ngân sách địa phương (NSĐP) trên 7.345 tỷ đồng, bằng 120,64% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Đến ngày 20/5/2024, tỉnh Bình Định đã giải ngân được trên 2.469,6 tỷ đồng, bằng 33,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 28,6% kế hoạch vốn địa phương triển khai chi tiết. Ước đến hết tháng 5, tỉnh giải ngân được trên 2.515,1 tỷ đồng, bằng 34,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 29,2% kế hoạch vốn địa phương triển khai chi tiết. Với kết quả này, tỉnh Bình Định đang có tỷ lệ giải ngân cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Theo đánh giá của Đoàn công tác, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh, sự vào cuộc tích cực của sở, ban, ngành, tỷ lệ giải ngân của tỉnh Bình Định cao và có chuyển biến rất tích cực theo từng tháng.

Yêu cầu 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa tập trung tháo gỡ khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư công
Đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn đi qua địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Ảnh tư liệu
Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đề nghị các địa phương phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương giải quyết dứt điểm công tác GPMB đối với các tuyến cao tốc trên địa bàn (như Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông: tỉnh Bình Định vẫn còn 0,56 km chưa bàn giao, tỉnh Phú Yên còn 1,17 km chưa bàn giao; Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột chưa bàn giao mặt bằng khoảng 26%...).

Tuy nhiên, đối với công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) phục vụ Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, đoạn qua địa phận tỉnh Bình Định, so với thời điểm Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại ngày 29/2/2024, việc bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư (CĐT) chưa thay đổi.

Cụ thể, tỉnh đã bàn giao cho CĐT diện tích 951ha, đạt 99,8% so với kế hoạch (953,19 ha); bàn giao 117,43 km chiều dài, đạt 99,5% kế hoạch (117,99km). Với phần GPMB điều chỉnh, bổ sung, tỉnh đã hoàn thành và đã bàn giao mặt bằng cho CĐT phần diện tích khoảng 35,85ha, với 1.722 hộ bị ảnh hưởng, đạt 100%.

Phú Yên, Khánh Hòa có tăng nhưng vẫn thấp

Năm 2024, tỉnh Phú Yên được giao kế hoạch đầu tư vốn NSNN trên 4.050,6 tỷ đồng, trong đó, vốn NSTW gần 959 tỷ đồng; vốn NSĐP trên 3.091,6 tỷ dồng.

Đến ngày 20/5/2024, tỉnh Phú Yên giải ngân được gần 441 tỷ đồng, bằng 10,9% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 11,9% kế hoạch vốn địa phương triển khai chi tiết. Ước đến 31/5/2024, tỉnh Phú Yên giải ngân được 505 tỷ đồng, bằng 12,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 13,6% kế hoạch vốn địa phương triển khai chi tiết.

Theo đánh giá của Đoàn công tác, mặc dù tỷ lệ giải ngân của tỉnh đã có sự chuyển biến tăng theo từng tháng, nhưng mức tăng chậm và vẫn thấp hơn so với bình quân chung cả nước. Đặc biệt, đến ngày 30/4/2024, tỉnh Phú Yên có 3 dự án được giao kế hoạch năm 2024 với tổng số vốn là 489 tỷ đồng nhưng chưa giải ngân, gây ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân chung của tỉnh.

Yêu cầu 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong đầu tư công
Ảnh minh họa.

Công tác GPMB phục vụ Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, đoạn qua địa phận tỉnh Phú Yên đã có chuyển biến tăng. Đến nay, tỉnh đã bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư đạt 98,65% diện tích.

Còn tại tỉnh Khánh Hòa, nguồn vốn ĐTC năm 2024 của tỉnh được giao là trên 8.269 tỷ đồng. Ngay sau khi nhận nguồn vốn, UBND tỉnh đã phân bổ chi tiết vốn NSTW trên 2.633,6 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; vốn NSĐP trên 4.282,6 tỷ đồng, bằng 76% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn ĐTC của 3 địa phương này, góp phần tăng tỷ lệ giải ngân vốn ĐTC của cả nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã đề nghị Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa cần triển khai nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn ĐTC theo quy định và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đến ngày 20/5/2024, tỉnh Khánh Hòa giải ngân được trên 1.144 tỷ đồng, bằng 13,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 16,5% kế hoạch vốn địa phương triển khai chi tiết. Ước đến 31/5/2024, toàn tỉnh giải ngân được trên 1.330 tỷ đồng, bằng 16,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 19,2% kế hoạch vốn địa phương triển khai chi tiết.

Theo đánh giá của Đoàn công tác, qua các thời điểm, tỷ lệ giải ngân của Khánh Hoà đều thấp hơn so với bình quân chung cả nước và tỷ lệ tăng của tỉnh ở mức không cao. Đặc biệt, đến ngày 30/4/2024, tỉnh Khánh Hòa vẫn còn 1 dự án xây dựng Cầu Huyện 2 và đường dẫn được giao kế hoạch năm 2024 có kế hoạch vốn 72,2 tỷ đồng nhưng chưa giải ngân.

Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của Đoàn công tác, công tác GPMB phục vụ các dự án giao thông trọng điểm của quốc gia triển khai trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà đã có sự chuyển biến tích cực so với thời điểm Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ ngày 29/2/2024.

Cụ thể, Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo đã hoàn thành công tác GPMB, hiện đang triển khai thi công; Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Vân Phong - Nha Trang đã cơ bản bàn giao 100% mặt bằng cho dự án, hiện đang triển khai thi công, dự kiến hoàn thành trong năm 2025; Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột đã bàn giao mặt bằng được hơn 74%, hiện đang triển khai thi công và tiếp tục thực hiện công tác GPMB, dự kiến hoàn thành dự án trong năm 2026.

Giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong đầu tư công

Để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn ĐTC của 3 địa phương này, góp phần tăng tỷ lệ giải ngân vốn ĐTC của cả nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã đề nghị cả 3 địa phương cần triển khai nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn ĐTC theo quy định và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính đặc biệt lưu ý 3 địa phương cần tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án hạ tầng quy mô lớn, đảm bảo cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án cao tốc.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đề nghị các địa phương phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương giải quyết dứt điểm công tác GPMB đối với các tuyến cao tốc trên địa bàn (như dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông: tỉnh Bình Định vẫn còn 0,56 km chưa bàn giao, tỉnh Phú Yên còn 1,17 km chưa bàn giao; dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột chưa bàn giao mặt bằng khoảng 26%...).

Đối với số vốn ĐTC năm 2024 chưa phân bổ, hoặc phân bổ từ ngày 31/12/2023, so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, hiện nay, tỉnh Phú Yên chưa phân bổ trên 297 tỷ đồng, phân bổ sau ngày 31/12/2024 là 155 tỷ đồng; Khánh Hòa chưa phân bổ trên 1.352 tỷ đồng, phân bổ sau ngày 31/12/2024 trên 930 tỷ đồng.

Đoàn công tác cho biết, để tránh vướng mắc khi thực hiện phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2024 theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Tuy nhiên, đến nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa có ý kiến, vì vậy chưa có cơ sở để duyệt dự toán cho các dự án đủ điều kiện nhưng được phân bổ sau 31/12/2023.

Từ tình hình trên và cùng với các quy định hiện hành, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hướng dẫn cụ thể theo thẩm quyền hoặc tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền có ý kiến về số vốn phân bổ trong thời điểm từ ngày 31/12/2023 đến ngày 15/5/2024 và sau ngày 15/5/2024./.