Đề xuất bổ sung 18.220 tỷ đồng cho các dự án giao thông, an ninh, quốc phòng
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh tư liệu

Bố trí 8.020 tỷ đồng cho 11 dự án mới, chưa có trong kế hoạch

Theo tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày tại phiên họp, tổng số 26.900 tỷ đồng sử dụng nguồn tăng thu ngân sách trung ương (NSTW) năm 2023 dự kiến bố trí cho 20 dự án thuộc 4 ngành, lĩnh vực gồm: Quốc phòng 2.000 tỷ đồng; an ninh 4.000 tỷ đồng; giao thông 19.380 tỷ đồng; cải cách tư pháp 1.520 tỷ đồng.

Đề xuất bổ sung 18.220 tỷ đồng cho các dự án giao thông, an ninh, quốc phòng

Vốn được bổ sung cho các dự án quan trọng, cấp thiết

“Theo báo cáo của Chính phủ, đây là các dự án quan trọng, cấp thiết để triển khai thực hiện các kết luận của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và những năm tiếp theo; đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thực sự trong sạch, vững mạnh; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” - Ông Lê Quang Mạnh, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội.

Trong số vốn nêu trên, có 8.680 tỷ đồng dự kiến bố trí từ nguồn tăng thu NSTW năm 2023 cho 6 dự án của Bộ Giao thông vận tải đã được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn (KHĐTCTH) giai đoạn 2021-2025, đảm bảo đầy đủ thủ tục đầu tư, thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH).

Còn lại, có 18.220 tỷ đồng thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, dự kiến bố trí từ nguồn tăng thu NSTW năm 2023 cho 14 dự án cần báo cáo Quốc hội để bổ sung hạn mức KHĐTCTH giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung, tương ứng với nguồn tăng thu NSTW năm 2023.

Trong đó, bố trí 3.500 tỷ đồng cho 7 dự án khởi công mới, dự án chưa có trong KHĐTCTH (5 dự án của Bộ Quốc phòng về xử lý rà phá bom mìn, vật liệu nổ là 2.000 tỷ đồng; 2 dự án Trụ sở Bộ Công an là 1.500 tỷ đồng).

Có 4.520 tỷ đồng bố trí cho 4 dự án chưa cân đối đủ nguồn để phê duyệt, hoặc điều chỉnh chủ trương đầu tư, bao gồm: 2.000 tỷ đồng dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang giai đoạn 1, đoạn qua tỉnh Tuyên Quang; 2.520 tỷ đồng cho 3 dự án chưa có trong KHĐTCTH (gồm: dự án sân bay Gia Bình của Bộ Công an 1.000 tỷ đồng; 2 dự án cải tạo, nâng cấp và xây dựng trụ sở tòa án nhân dân các cấp 1.520 tỷ đồng).

Còn lại 13.700 tỷ đồng cho các dự án bảo đảm cân đối đủ nguồn vốn để phê duyệt chủ trương, điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định.

Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội (UBTCNS) cho rằng, việc Chính phủ trình Quốc hội cho phép sử dụng 18.220 tỷ đồng nguồn dự phòng chung của KHĐTCTH giai đoạn 2021-2025 là phù hợp các quy định pháp luật, danh mục các dự án đã được cấp có thẩm quyền đồng ý về chủ trương.

Tiếp tục quan tâm bố trí vốn cho lĩnh vực tư pháp

Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu Quốc hội cơ bản đồng tình với việc sử dụng dự phòng chung KHĐTCTH vốn NSTW giai đoạn 2021 - 2025 tương ứng với nguồn tăng thu NSTW năm 2023 cho các dự án đầu tư công. Đồng thời, đề nghị Chính phủ khẩn trương tiến hành các công việc theo quy định; khắc phục tình trạng phân bổ vốn, giải ngân vốn chậm; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tránh dàn trải, lãng phí.

Ngoài ra, đại biểu Phan Thị Nguyệt Thu (đoàn Hà Tĩnh) đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục quan tâm bổ sung dự toán NSNN cho việc xây dựng, nâng cấp các trụ sở tòa án nhân dân trong nguồn tăng thu ngân sách năm 2023 nhằm thực hiện hiệu quả nguồn tăng thu, đồng thời tạo điều kiện cho tòa án nhân dân các cấp thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (đoàn Thái Nguyên) đề nghị Chính phủ nghiên cứu ưu tiên thêm ngân sách cho công tác rà phá bom, mìn ở các địa phương, đặc biệt là các khu vực biên giới…

Đại diện Chính phủ phát biểu giải trình thêm tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, số vượt thu ngân sách của năm 2023 là hơn 133 nghìn tỷ đồng, trong đó vượt thu của NSTW là 50.970 tỷ đồng, vượt thu của ngân sách địa phương (NSĐP) là 82.400 tỷ đồng. Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn cho HĐND và UBND các địa phương phân bổ nguồn vượt thu của NSĐP.

Với nguồn vượt thu NSTW, phần dành cho đầu tư công là 26.900 tỷ đồng, sau khi đã trích các khoản cho quỹ tiền lương, quỹ tài chính, giảm bội chi, trả nợ vay… Tại phiên họp hôm nay, Chính phủ đã trình Quốc hội để cho phép sử dụng 18.220 tỷ đồng cho 14 dự án đầu tư công.

Liên quan đến ý kiến đại biểu nêu về kinh phí có trụ sở tòa án nhân dân, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đồng tình rằng, nhu cầu kinh phí cho việc sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới các trụ sở của tòa án là rất lớn. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tham mưu cho Chính phủ về việc bố trí vốn đầu tư công, chi đầu tư phát triển, còn Bộ Tài chính thực hiện quản lý hành thu và chi thường xuyên.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, Bộ Tài chính sẽ phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bố trí đảm bảo yêu cầu. Tại tờ trình này, Chính phủ đã đề xuất sử dụng 1.500 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp trụ sở tòa án nhân dân các cấp. Các năm tới, nội dung này sẽ được tiếp tục quan tâm, Bộ trưởng cho hay.

Đối với ý kiến đại biểu Nguyễn Lâm Thành, Bộ trưởng nêu rõ, ngày 22/6/2023, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 748 về phê duyệt kế hoạch rà phá bom, mìn, vật liệu nổ đối với 6 tỉnh phía Bắc, 6 tỉnh miền Trung và 3 tỉnh Tây Nguyên, với tổng diện tích khoảng 500.000 hecta.

Thời gian qua, đã bố trí trên 668 tỷ đồng cho các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định… Do nguồn vượt thu ngân sách của năm 2023 không nhiều, Bộ Tài chính đã tham mưu, bố trí dành một phần của phần vượt thu ngân sách 2023 cho công tác rà phá bom mìn của 4 tỉnh biên giới phía Bắc. Số còn lại sẽ tiếp tục bố trí vào các năm tới.

Người bỏ cọc khi trúng đấu giá đất sẽ bị cấm tham gia đấu giá đến 5 năm

Chiều 27/6, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, với 463/463 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.

Theo báo cáo tiếp thu, giải trình, đối với đấu giá biển số xe, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 của Luật hiện hành theo hướng “việc đấu giá biển số xe được thực hiện theo quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ”, nhằm bảo đảm phù hợp với tính chất đặc thù của việc đấu giá biển số xe cũng như sự thống nhất với dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang được trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Đối với đấu giá tín chỉ các - bon, tại điểm p khoản 1 Điều 4 dự thảo Luật đã có quy định chung mang tính khái quát đối với tài sản khác mà pháp luật chuyên ngành quy định phải đấu giá để bảo đảm tính bao quát, đầy đủ và dự liệu trước các tài sản có thể phát sinh trong tương lai, trong đó có tín chỉ các - bon. Đồng thời, đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, đánh giá khi tổng kết việc thực hiện thí điểm sàn giao dịch tín chỉ các - bon để có cơ sở đưa loại tài sản này ra đấu giá theo trình tự, thủ tục của Luật Đấu giá tài sản.

Luật cũng quy định, người trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, quyền khai thác khoáng sản vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền trúng đấu giá dẫn đến quyết định công nhận kết quả đấu giá bị hủy, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm thì bị cấm tham gia đấu giá đối với loại tài sản đó trong thời hạn từ 6 tháng đến 5 năm.